| Hotline: 0983.970.780

Công ty Thủy điện Nậm Chiến chây ỳ tiền dịch vụ môi trường rừng

Chủ Nhật 29/11/2015 , 19:29 (GMT+7)

Điều đó thể hiện Cty Thủy điện Nậm Chiến không chỉ coi thường người dân bảo vệ rừng cung cấp nguồn nước cho thủy điện mà còn bất chấp các quy định của pháp luật.

Cty CP Thủy điện Nậm Chiến đã ký hợp đồng ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam. Nhưng từ năm 2013 đến nay Cty vẫn chây ỳ không chịu trả.

Điều đó thể hiện Cty Thủy điện Nậm Chiến không chỉ coi thường người dân bảo vệ rừng cung cấp nguồn nước cho thủy điện mà còn bất chấp các quy định của pháp luật.

Cty CP thủy điện Nậm Chiến xây dựng hai nhà máy thủy điện Nậm Chiến 1, Nậm Chiến 2 tại huyện Mường La (Sơn La). Lưu vực cung cấp nước cho hai nhà máy thủy điện này là diện tích rừng của huyện Mường La và hai huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu thuộc tỉnh Yên Bái.

Tổng diện tích rừng cung cấp nước cho hai nhà máy thủy điện là 33.044 ha. Trong đó diện tích rừng thuộc tỉnh Yên Bái 14.770 ha, Sơn La 18.274 ha.

Theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 24/9/2010, có hiệu lực từ ngày 1/1/2011, quy định chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, áp dụng đối với các nhà máy thủy điện, cơ sở SX và cung cấp nước sạch, cơ sở công nghiệp sử dụng trực tiếp nguồn nước, tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ môi trường rừng.

Tiền các nhà máy thủy điện chi trả DVMTR là 20 đồng/kWh điện thương phẩm. Tại khoản 4, điều 5, Nghị định 99/2010/NĐ-CP quy định: “Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là một yếu tố trong giá thành sản phẩm có sử dụng dịch vụ môi trường rừng”. Như vậy, số tiền đó do người sử dụng điện chi trả thông qua Cty cung ứng điện.

14-24-33_h1
Rừng Chế Tạo, lưu vực cung cấp nước cho hai nhà máy thủy điện Nậm Chiến

Thực hiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP, ngày 30/5/2014, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam đã ký hợp đồng 09/2014/HĐUT-DVMTR với Cty CP Thủy điện Nậm Chiến về việc chi trả DVMTR. Mặc dù đã ký hợp đồng, nhưng Cty Thủy điện Nậm Chiến vẫn không tuân thủ các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng.

Ngày 25/9/2015, Quỹ Bảo vệ Phát triển rừng Việt Nam do ông Phạm Hồng Lượng - PGĐ và ông Nguyễn Văn Minh, TGĐ Cty Thủy điện Nậm Chiến ký biên bản làm việc.

Theo biên bản này Cty CP Thủy điện Nậm Chiến còn nợ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam 29.281.060.000 đ (29,281 tỷ). Trong đó, năm 2013 nợ 9,533 tỷ (lấy tròn số), năm 2014 nợ 15,292 tỷ, Quý I, II năm 2015 là 4,455 tỷ. Số tiền nợ này chưa bao gồm tiền trả lãi do chậm trả.

Cty CP Thủy điện Nậm Chiến cam kết trả 25 tỷ thành 5 đợt, mỗi đợt 5 tỷ, trong đó từ tháng 10 đến tháng 12/2015 trả 15 tỷ, tháng 1, 2/2016 trả 10 tỷ, còn lại trả nốt vào tháng 3/2016.

Theo ông Giang, ngoài Cty CP Thủy điện Nậm Chiến chây ỳ chưa chịu trả còn có Cty CP Thủy điện Văn Chấn (Yên Bái) cũng chưa chịu trả tiền DVMTR quý II, III/2015, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc bảo vệ rừng của người dân.

Tuy nhiên cho đến cuối tháng 11/2015 Quỹ Bảo vệ Phát triển rừng Việt Nam chưa nhận được xu nào từ Cty CP Thủy điện Nậm Chiến.

Số tiền 29,281 tỷ mà Cty Thủy điện Nậm Chiến nợ Quỹ Bảo vệ Phát triển rừng Việt Nam thực tế đã thu của người sử dụng điện, nhưng không chịu trả Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, chính xác hơn là không chịu trả cho người bảo vệ rừng hai tỉnh Sơn La và Yên Bái.

Căn cứ tiết b điều 19 của Nghị định thì Cty CP Thủy điện Nậm Chiến có nghĩa vụ thực hiện việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng cho chủ rừng.

Quỹ Bảo vệ Phát triển rừng Việt Nam có thể khởi kiện Cty CP Thủy điện Nậm Chiến do vi phạm Nghị định 99/2010 và hợp đồng 09/2014/HĐUT-DVMTR, hoặc người dân các huyện Mường La, Mù Cang Chải và Trạm Tấu buộc phải khởi kiện Quỹ Bảo vệ Phát triển rừng Việt Nam vì không thực hiện cam kết hợp đồng ủy thác theo Nghị định 99/2010.

14-24-33_h3
Hồ thủy điện Nậm Chiến 1

Ông Kiều Tư Giang, GĐ Quỹ Bảo vệ Phát triển rừng Yên Bái cho biết, trong số 29,281 tỷ mà Cty CP Thủy điện Nậm Chiến chưa trả cho Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam có hơn 10 tỷ chi trả cho người dân bảo vệ rừng tỉnh Yên Bái.

Hiện đã cuối năm, đây là thời gian phải thanh toán tiền cho người dân, nhưng Cty chưa trả thì quỹ biết ăn nói với người dân như thế nào đây?

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm