| Hotline: 0983.970.780

Vùng cao Nghệ An chờ đòn bẩy từ Chương trình mục tiêu quốc gia

Thứ Năm 19/12/2024 , 17:10 (GMT+7)

Cũng như số đông các huyện miền núi khác, tiềm lực của Quỳ Châu còn hạn hẹp, do đó địa phương đặt nhiều kỳ vọng vào các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Các Chương trình mục tiêu quốc gia là điểm tựa để huyện Quỳ Châu dựa vào. Ảnh: Ngọc Linh. 

Các Chương trình mục tiêu quốc gia là điểm tựa để huyện Quỳ Châu dựa vào. Ảnh: Ngọc Linh. 

Quỳ Châu là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Nghệ An với địa hình phức tạp, cách trung tâm tỉnh 150km về phía Tây Bắc, ghi nhận đến cuối năm 2023 toàn huyện có 14.725 hộ dân, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 11.380 hộ.

Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn năm 2024 đạt 37 triệu đồng, tổng số hộ nghèo là 4.766 hộ (cuối năm 2023), chiếm tỷ lệ 32%, dự kiến đến cuối năm 2024 sẽ giảm xuống còn 28%. Các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) đã tác động tích cực đến mọi mặt đời sống xã hội, giúp hộ nghèo, cận nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số từng bước cải thiện đời sống và vượt lên nghịch cảnh.

Qua nắm bắt, tổng vốn được giao thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH cho đồng bào DTTS&MN năm 2024 của Quỳ Châu đạt gần 210 tỷ đồng (bao gồm cả vốn năm trước chuyển sang). Chính sách lan tỏa giúp bộ mặt nông thôn nơi đây khởi sắc thấy rõ, các lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa, xã hội có nhiều đổi khác. Công tác chính sách xã hội được quan tâm, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên. Tình hình chính trị, trật tự an toàn được đảm bảo.

Điểm trừ là tiến độ chậm, thiếu đồng bộ, một số dự án chưa đạt hiệu quả như mong muốn, tỷ lệ giải ngân thấp, nhất là nguồn vốn sự nghiệp. Điều này được thể hiện qua số tiền giải ngân hạn chế năm 2024, chỉ hơn 48 tỷ đồng, đạt 23% kế hoạch.

Đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Quỳ Châu sẽ được hưởng lợi nhiều hơn nữa khi những nút thắt pháp lý của Chương trình mục tiêu quốc gia được tháo gỡ. Ảnh: Việt Khánh.

Đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Quỳ Châu sẽ được hưởng lợi nhiều hơn nữa khi những nút thắt pháp lý của Chương trình mục tiêu quốc gia được tháo gỡ. Ảnh: Việt Khánh.

Lấy luôn Tiểu dự án 2 của Dự án 9 về “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống của các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù” làm ví dụ. Được biết vốn sự nghiệp giao chưa đến 500 triệu đồng, phân bổ ít nhưng công tác giải ngân khó khăn muôn vàn, loay hoay mãi chỉ quanh quẩn trên mức 50% kế hoạch.

Đối với nguồn vốn năm trước chuyển sang 2024, huyện Quỳ Châu đã thành lập đoàn cho các cán bộ đi học tập, trao đổi kinh nghiệm xây dựng mô hình tại huyện Quan Hóa và Thường Xuân của tỉnh Thanh Hóa. Với kinh phí năm nay, UBND huyện đã ban hành Quyết định giao dự toán cho phòng Dân tộc huyện để triển khai một số đầu mục.

Năm 2025, huyện Quỳ Châu xác định chỉ đạo triển khai quyết liệt, kịp thời, có hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc được giao, trọng tâm vẫn là 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Bên cạnh đó sẽ tập trung khắc phục các hạn chế, tồn tại của năm 2024.

Để công việc trôi chảy, hanh thông, huyện đề xuất, kiến nghị các bên liên quan đề xuất xem xét điều chỉnh các dự án từ nguồn vốn sự nghiệp theo Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 5/2/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia để các địa phương có cơ sở thực hiện.

Mặt khác, đề xuất cơ quan có thẩm quyền cho phép kéo dài nguồn vốn chưa thực hiện năm 2024 sang năm 2025 theo cơ chế đặc thù quy định tại Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/1/2024 của Quốc hội.

Xem thêm
Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới

Hiện nay, truyền thông về quyền con người, thông tin đối ngoại đã được triển khai mạnh mẽ với sự quan tâm chỉ đạo, tham gia đóng góp của cả hệ thống chính trị.

Số hóa thị trường nông sản thông qua phần mềm AgriDataGo

AgriDatatGo là phần mềm giúp bà con nhanh chóng tiếp cận với thị trường mà sản phẩm hướng tới, cũng như cách thức để sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của thị trường đó.

3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin... nhường nhà cho người khác

Thân nhân của 3 hộ dân thôn Làng Nủ viết đơn xin không nhận nhà tái định cư, nhường ngôi nhà khang trang cho các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn hơn.