| Hotline: 0983.970.780

Dân bàng hoàng vì cá bớp chết hàng loạt

Thứ Bảy 30/04/2016 , 09:07 (GMT+7)

11 hộ nuôi cá bớp ở khu vực Hòn Thị thuộc đầm Nha Phu, xã Vĩnh Lương, TP Nha Trang (Khánh Hòa) bỗng dưng trắng tay vì cá bớp chết hàng loạt mà không rõ nguyên nhân.

19-32-14_1
Cá bớp đang thời kỳ xuất bán đã bị thiệt hại

Thiệt hại nặng

Đúng 1 tuần từ khi cá bớp nuôi bị chết, ông Trần Đức thôn Văn Đăng 3 rời bè trở về nhà vẫn chưa hết bàng hoàng vì sao cá chết và hay càm ràm với vợ con là tiếc đứt ruột, bởi hàng tỷ đồng bỗng dưng mất sạch theo con cá. Ông Đức kể: “Từ ngày 20/4 đến 27/4, chúng tôi không hiểu lý do vì sao mà cá bớp nuôi trong lồng bè của 11 hộ tại khu vực Hòn Thị bị chết hàng loạt, sự cố này gây thiệt hại và hoang mang cho người nuôi lắm chú ơi!”.

Theo ông Đức, gần 10 năm nuôi cá ông chưa bao giờ thấy cá bớp lại chết hàng loạt và biểu hiện lạ như hiện nay. Lúc đầu cá bỏ ăn và giảm ăn, sau đó 1-2 ngày tiếp theo ăn lại và sau đó có hiện tượng cá chết nhưng rất nhanh chỉ trong vòng 2-3 ngày khiến trở tay không kịp. Như gia đình ông vụ này thả nuôi 10.000 con lớn, nhỏ, trong đó có nhiều lứa cá đang trong giai đoạn xuất bán thịt, đạt trọng lượng từ 10-13 kg. Tuy nhiên chưa kịp gọi thương lái hỏi giá thì 90% số lượng cá nuôi đã bị thiệt hại chỉ sau vài đêm.

“Tiếc nhất là đàn cá bố mẹ của gia đình tôi gần 100 con, tượng đương 2,7 tấn phục vụ cho việc đẻ trứng nhằm gây dựng con giống giờ đã chết sạch, thiệt hại hơn 1 tỷ đồng. Như vậy tính tất cả thiệt hại do cá chết của gia đình tôi đợt này mất khoảng 4 tỷ đồng, nhiều nhất trong số những người nuôi ở khu vực Hòn Thị”, ông Đức than vãn.

Ông Nguyễn Hữu Thật, Chủ tịch Hội Nông dẫn xã Vĩnh Lượng cho biết, việc cá chết đã xảy ra trước đó, nhưng đến này 24/4 địa phương mới nhận tin báo của người dân có hiện tượng cá bớp bị chết hàng loạt. Vì vậy sau khi Hội nông dân xã phối hợp cơ quan chuyên môn xuống vùng nuôi khảo sát thực tế thì cá bớp đã chết nhiều và người dân đang gấp rút thu hoạch bán số cá còn lại. Tính đến ngày 27/4, 10/11 hộ nuôi cá bớp ở khu vực Hòn Thị có số lồng bè bị thiệt hại 240 lồng, và hộ còn lại cũng đã có dấu hiệu bị dịch bệnh; ước tính số tiền bị thiệt hại hàng tỷ đồng, riêng thiệt hại đàn cá bố mẹ khoảng 1,2 tỷ đồng.

19-32-14_2
Người nuôi cá bớp ở khu vực Hòn Thị khóc ròng vì cá bớp chết hàng loạt.

Đâu là nguyên nhân?

Sau khi nhận được thông tin cá bớp chết hàng loạt của các hộ dân nói trên, ngày 26/4, Trạm Chăn nuôi và Thú y Nha Trang đã phối hợp UBND xã, Phòng Kinh tế TP Nha Trang tiến hành kiểm tra thực địa tình hình vùng nuôi, thu thập các đặc điểm dịch tễ liên quan đến hiện tượng cá chết; đồng thời thu mẫu làm xét nghiệm để xác định nguyên nhân.

Đoàn đã lấy 2 mẫu cá và 4 mẫu nước, mẫu được phân tích tại Phòng xét nghiệm Chi cục Chăn nuôi và Thú y và đồng thời gửi cho Trung tâm nghiên cứu giống và dịch bệnh-Trường Đại học Nha Trang. Kết quả xác định cá bớp nuôi khu vực Hòn Thị bị nhiễm khuẩn nặng, nghi ngờ loài vi khuẩn cảm nhiễm là V.alginolyticus (mẫu cấy vết dày đặc). Ngoài ra sứa bi nhiều, độ nhớt cao, khi chế độ vệ sinh lồng không đảm bảo làm cho việc lưu thông nước trong lồng kém sẽ gây ra hiện tượng thiếu oxy trong lồng nuôi, dẫn đến tạo stress cho đàn cá nuôi và tác nhân cơ hội là Vibrio tấn công gây hiện tượng chết.

Các biện pháp cụ thể hiện nay là theo dõi sức khỏe đàn nuôi cá tại bè, khi có hiện tượng bất thường như giảm ăn, bỏ ăn phải xem xét cả vùng nuôi có bao nhiêu hộ có cùng hiện tượng. Đồng thời báo ngay cho công tác viên thú y trên địa bàn để được hướng dẫn kịp thời; có thể lặn hoặc kéo lồng lên kiểm tổng thể đàn cá nuôi của mình sau đó tách những cá thể yếu, bị bệnh ra khỏi đàn để điều trị riêng nhằm ngăn chặn việc lây lan bệnh. Thu gom xác cá chết đưa vào bờ, không vứt cá xuống biển. Ngoài ra người nuôi cần lựa chọn thức ăn cá mồi đảm bảo chất lượng cho đàn cá và nên sử dụng một phần thức ăn công nghiệp cho việc nuôi cá nhằm hạn chế hiện tượng bệnh xảy ra.

Đối với đàn cá còn lại hiện nay, khuyến cáo người nuôi nên dùng Costrim với nồng độ 5mg/1kg thức ăn liên tục trong 5 ngày, sau đó dùng kháng sinh bổ sung thêm các loại thức ăn và men tiêu hóa vào khẩu phần thức ăn cho cá…

19-32-14_3
Người nuôi rất hoang mang vì cá chết

19-32-14_4
Vớt cá bớp chết.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

ABIC Kiên Giang chi trả gần 700 triệu đồng cho khách hàng

Cà Mau Ngày 25/4, ABIC Kiên Giang phối hợp với Agribank Cà Mau chi trả bảo hiểm Bảo an tín dụng cho gia đình 3 khách hàng không may gặp rủi ro khi lao động sản xuất.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm