| Hotline: 0983.970.780

Độc đáo làng nghề làm lồng chim làng Vác

Thứ Năm 02/11/2017 , 09:52 (GMT+7)

Làng Vác, Kẻ Vác hay Canh Hoạch đều là tên gọi của làng nghề đan lồng chim nổi tiếng ở xã Dân Hoà, Thanh Oai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 35 km.

Đến với làng Vác, người ta không chỉ ngạc nhiên trước sự phát triển của một làng nghề truyền thống trong thời buổi suy thoái kinh tế, mà còn bất ngờ trước tâm huyết, tấm lòng của những người thợ làng Vác đặt vào mỗi chiếc lồng chim, để ai ai cũng biết tới lồng chim làng Vác và nhớ tới câu ca dao:

Ai về làng Vác nhắn nhờ

Mua lồng Canh Hoạch, đồ thờ Võ Lăng…

07-22-11_nh1
Dân chơi chim không ai không biết về làng làm lồng chim Kẻ Vác. Nghề làm lồng chim ở làng Vác đã có từ lâu đời, theo lối cha truyền con nối
07-22-11_nh2
Mỗi lồng chim là một tác phẩm từ những đôi tay khéo léo với những câu chuyện khác nhau, thấm đẫm những giọt mồ hôi vất vả của người thợ
07-22-11_nh4
Ông Nguyễn Văn Nghệ là người duy nhất của làng được thành phố Hà Nội phong danh nghệ nhân năm 2006 và còn được chứng nhận là thợ giỏi năm 2008

Tại nhà nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ, ông tự hào mỗi khi kể lại chuyện lồng chim làng Vác đã từng đoạt huy chương tại các kỳ đấu xảo ở Hà Nội thời Pháp thuộc.

Ngoài ra, ông Nghệ cũng chia sẻ thêm: “Lồng chim Canh Hoạch nổi tiếng đến mức, không chỉ có những người chơi chim cảnh quanh vùng mà nhiều đại gia chơi chim cảnh sành sỏi từ khắp các tỉnh, thành trong cả nước như: Lạng Sơn, Hải Phòng, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh… cũng lặn lội tìm về đặt mua những chiếc lồng ưng ý.”

07-22-11_nh6
Để đáp ứng được ba tiêu chí bền, đẹp, sang, người thợ làng Vác phải kỳ công làm khá nhiều công đoạn như ngâm tre, luộc tre, hun tre, quang dầu, vót nan làm đáy, làm vanh (vành), cửa, cầu, trang trí trên vanh, ráp lồng. Tre, trúc nguyên liệu phải là loại tre rừng mua về từ các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Cao Bằng
07-22-11_nh7
Bác Bần (72 tuổi) chia sẻ: “Việc làm lồng chim sử dụng một loạt phương cách gia truyền từ ngâm tre, luộc tre, thậm chí là… nướng tre để cho ra những nan lồng đạt độ chuẩn về khả năng chống mối mọt... Ấy là chưa kể đến việc phải chuốt thế nào cho hàng trăm, hàng nghìn nan tre được tròn và thẳng tắp như nhau”
07-22-11_nh8
Lồng chim với đủ kiểu dáng to nhỏ, đủ các kích cỡ dài ngắn, cao thấp, đủ hình vuông tròn. Ưu điểm của những chiếc lồng chim của làng Canh Hoạch là càng để lâu năm càng rắn chắc và bóng đẹp hơn. Đến đây mới biết, người chơi chim sành sỏi đặt mua lồng chim cũng phải phụ thuộc vào loại chim họ nuôi để chọn kích cỡ lồng phù hợp với hình dáng và tập tính sinh hoạt của từng loại chim.
07-22-11_nh9
Những chiếc lồng còn được làm cho từng loại chim khác nhau. Đó là "ngôi nhà" đẹp, sang trọng và thoải mái của nhiều loài chim trên khắp cả nước. Lồng chim làng Vác được nhiều người trong nước ưa chuộng và đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới

 

Xem thêm
4.800ha được chứng nhận sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

4.800ha được chứng nhận sản xuất cà phê tuân thủ EUDR. Phát hiện nấm gây bệnh đen mang trên tôm hùm bông. Mưa lốc làm thiệt hại gần 90 ngôi nhà ở Mù Cang Chải. Mùa du lịch trên quê hương ‘đệ nhất danh trà’.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Âu thuyền Rạch Mọp - công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu

Sóc Trăng Công trình âu thuyền Rạch Mọp được Bộ NN-PTNT xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng với tổng kinh phí 550 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 thời tiết dự báo nắng nóng kỷ lục

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, nhiều địa phương trong nước nhiệt độ tăng cao, đặc biệt miền Trung có thể lên cao kỷ lục tới 45 độ C.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm