| Hotline: 0983.970.780

Ngành sữa vẫn loay hoay tìm lối đi

Thứ Năm 05/12/2013 , 09:08 (GMT+7)

Cho dù tăng trưởng hơn 10% mỗi năm, từ năm 2001, đến nay ngành sữa Việt Nam vẫn chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu sữa trong nước. Năm 2013, dự kiến kim ngạch NK sữa và các sản phẩm từ sữa sẽ vượt ngưỡng 1 tỷ USD, đưa Việt Nam vào top 20 nước NK sữa nhiều nhất thế giới.

Cho dù tăng trưởng hơn 10% mỗi năm, từ năm 2001, đến nay ngành sữa Việt Nam vẫn chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu sữa trong nước. Năm 2013, dự kiến kim ngạch NK sữa và các sản phẩm từ sữa sẽ vượt ngưỡng 1 tỷ USD, đưa Việt Nam vào top 20 nước NK sữa nhiều nhất thế giới.

Phát triển ngành Sữa theo xu thế ngược

Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) thừa nhận, cho dù tăng trưởng gấp 4 lần số lượng bò sữa từ năm 2001 đến nay, từ 41 nghìn con lên 166 nghìn con, nhưng hiện bình quân một người dân Việt Nam mới chỉ được sử dụng 15 lít sữa/năm, trong khi đó nước lân cận Thái Lan là 35 lít, Trung Quốc 25 lít, còn Anh quốc là 112 lít… “Tiềm năng sản xuất và tiêu thụ sữa tại Việt Nam còn rất lớn, vì chúng ta không thể dừng lại ở con số 15 lít sữa/người/năm”, ông Dương nói.

Với nhu cầu ngày càng lớn, thì thị trường sữa Việt Nam được coi như “miền đất ngọt ngào” cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa và cả người nuôi bò sữa.

Nhưng, sự “ngọt ngào” đó vẫn chỉ ở dạng... tiềm năng. Theo thống kê, năm 2013, ước tính cả nước chỉ sản xuất được khoảng 400 nghìn tấn sữa tươi nguyên liệu. Chưa bàn tới chất lượng, chỉ riêng số lượng sữa tươi nguyên liệu đó mới đáp ứng được hơn 30% nhu cầu. Vì vậy, gần 70% lượng “sữa tươi” để tăng sức khỏe cho người Việt thực chất làm từ sữa bột NK.

Cho nên, chẳng có gì ngạc nhiên khi Việt Nam đứng trong nhóm 20 nước NK sữa nhiều nhất trên thế giới, mỗi năm nhập trên 1,2 triệu tấn sữa các loại. Theo Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến ngày 15/11/2013, Việt Nam NK sữa và sản phẩm sữa tới 940,6 triệu USD từ nhiều nước châu Mỹ, châu Âu, châu Á, trong đó lượng NK lớn từ các nước: New Zealand (211 triệu USD), Mỹ (157,7 triệu USD), Singapore (114 triệu USD), Hà Lan (62,3 triệu USD), Thái Lan (54,1 triệu USD)...

“Khát” sữa tươi nguyên liệu, nhà sản xuất buộc phải NK sữa bột để “hoàn nguyên”, biến hóa thành sữa tươi, khó trách cứ họ được. Nếu có trách thì trách cái sự nhập nhằng giữa “sữa hoàn nguyên tiệt trùng” và “sữa tươi tiệt trùng”, chẳng có nhà sản xuất nào đủ dũng khí ghi trên nhãn hàng hóa tỷ lệ thành phần nguyên liệu có trong sản phẩm sữa, ví như 100% nguyên liệu sữa bò tươi hoặc 100% sữa bột! Do pháp luật hiện hành không quy định hay do lợi nhuận cao? Vì vậy, trong “ma trận” nhãn hiệu sữa trên thị trường hiện nay, chẳng người Việt nào dám chắc mình được uống sữa tươi đích thực!



Ngành sữa Việt Nam dù phát triển nhanh, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường

Theo đánh giá của các chuyên gia, sự phát triển của ngành sữa Việt Nam đang đi ngược xu hướng thế giới, khi phát triển ngành trước khi đầu tư vào phát triển nguồn nguyên liệu. Cùng với đó là ngành sữa trong nước chưa xây dựng được hành lang pháp lý rõ ràng cũng như các quy chuẩn phân loại chất lượng sữa tươi. Phần lớn các thông tin trên sản phẩm sữa vẫn còn mập mờ, khiến người tiêu dùng rơi vào ma trận thông tin, kiến thức phổ cập về các loại sản phẩm sữa vẫn còn hạn chế, thiếu minh bạch, công khai.

Chất lượng sữa chưa đảm bảo cũng dẫn đến việc người tiêu dùng mất lòng tin vào sản phẩm sữa nội, chuyển sang dùng sữa ngoại, từ đó gây tổn thất cho ngành sữa trong nước.

Thực hiện rốt ráo cả “phần gốc” và “phần ngọn”

Nhiều chuyên gia cho rằng, ngành sữa Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua với mức tăng trưởng hàng năm trên 10% về sản luợng sữa cũng như số lượng bò sữa. Tuy nhiên, nếu không có các giải pháp khuyến khích phát triển, thì Việt Nam mãi mãi vẫn phải NK mặt hàng này.

Nhằm định hướng cho ngành bò sữa Việt Nam phát triển bền vững, Chính phủ đã có Quyết định 3399/QĐ-BTC. Theo đó, Việt Nam sẽ sản xuất 700 triệu lít sữa vào năm 2015 và 1 tỷ lít vào năm 2020, với mức tăng trưởng hàng năm trên 60 triệu lít sữa nguyên liệu. Để đảm bảo mục tiêu trên, theo ông Dương, trước mắt phải đảm bảo phát triển số lượng đàn bò, đi liền với đó là xây dựng vùng nguyên liệu. Đây là giải pháp “phần gốc”.

Theo đó, phải phát triển chăn nuôi bò sữa theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phù hợp với lợi thế tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương. “Phát triển chăn nuôi bò sữa trang trại thâm canh quy mô vừa và nhỏ, tăng mức bình quân từ 5 - 6 con/nông hộ hiện nay lên khoảng 10 - 15 con/hộ”, ông Dương đề xuất.

Cũng theo lãnh đạo Cục Chăn nuôi, với quy mô đàn bò sữa hiện nay, nếu dành khoảng 200 nghìn ha đất để trồng cỏ nuôi bò thì trong khoảng vài chục năm tới, đàn bò sữa nâng dần lên 1 triệu con vắt sữa, sản lượng sữa đạt 6 - 7 tỷ lít/năm, đảm bảo đủ nhu cầu tiêu dùng sữa trong nước và có khối lượng sữa XK lớn. 

Ngoài ra, chuyển một phần đất canh tác, đất ven sông, ven bãi sang trồng cỏ và cây thức ăn, sử dụng phụ phẩm nông công nghiệp cho chăn nuôi bò sữa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Song song với đó, giải pháp tiến bộ KHKT trong chăn nuôi bò sữa cần được áp dụng như “phần ngọn”. Đó là áp dụng công nghệ sinh học, đặc biệt các công nghệ sinh học trong công tác giống và sinh sản để tăng nhanh tiến bộ di truyền, năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi bò sữa. Tăng cường công tác quản lý giống, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành chăn nuôi bò sữa.

Theo PGS.TS Nguyễn Đăng Vang - Chủ tịch Hội Chăn nuôi VN, ở các nước có truyền thống về ngành sữa, các nhà máy chế biến sữa thường được hình thành từ các HTX chăn nuôi bò sữa. Do vậy, họ đã có sự hiểu biết tốt về cơ chế xác định giá sữa. Ở Việt Nam, các nhà chế biến sữa không phụ thuộc vào người chăn nuôi bò sữa mà phụ thuộc vào sữa bột.

Để có một cơ cấu giá khách quan cho người chăn nuôi không bị thua lỗ, đồng thời nhà máy chế biến cũng mua được giá hợp lý nhất, ông Vang đề nghị hình thành Ủy ban Sữa quốc gia bao gồm đại diện người sản xuất sữa, nhà chế biến sữa, Hội người tiêu dùng và đại diện cơ quan của Chính phủ.

Theo dữ liệu đo lường bán lẻ của Cty Nghiên cứu thị trường Nielsen về ngành hàng tiêu dùng nhanh, thị trường sữa nước ước đạt 670 nghìn tấn, tương đương 18 nghìn tỷ đồng năm 2013. Thị trường sữa chua (sữa chua ăn, sữa chua uống) đạt xấp xỉ 245 nghìn tấn, tương đương 10,5 nghìn tỷ đồng năm 2013. Thị trường sữa bột đạt 70 nghìn tấn, tương đương 28 nghìn tỷ đồng năm 2013.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm