| Hotline: 0983.970.780

Trà chanh chém gió: Đừng trách người Hà Lan

Thứ Ba 28/03/2017 , 06:49 (GMT+7)

Một lần nữa ĐT Hà Lan đứng trước nguy cơ ngồi ngoài ở các giải đấu lớn. Năm ngoái là Euro 2016 và giờ là World Cup 2018.

Tuy nhiên trách nhiệm lớn trong những thất bại ấy không thuộc về HLV.

Tuyển Hà Lan bại trận trước Bulgaria

Lâu nay chúng ta luôn mặc định rằng “Cơn lốc màu da cam” lúc nào cũng trong trạng thái dư thừa tài năng. Nhưng sự thật là nền bóng đá Hà Lan chưa bao giờ đạt tới khả năng ấy. Những thành công của họ từ trước đến nay đều có dấu ấn rất lớn từ cầu thủ ngoại.

Lấy thế hệ vô địch Euro 1988 làm ví dụ. Ngày ấy, Hà Lan sở hữu bộ ba “Hà Lan bay” thượng thặng gồm Van Basten, Gullit và Rijkaard. Tuy nhiên chỉ có cái tên đầu tiên là người Hà Lan “xịn”. Hai người còn lại có gốc Suriname, một thuộc địa của xứ hoa tulip trước đây.

ĐTQG Suriname chỉ đứng hạng 120 thế giới và chưa bao giờ góp mặt tại World Cup, nhưng chính quốc gia với lịch sử hơn 300 năm là thuộc địa Hà Lan này, lại góp công rất lớn vào thành công của nền bóng đá “chính quốc”. Sau Gullit, Rijkaard, Suriname còn có Davids, Seedorf, Kluivert giúp “Cơn lốc màu da cam” lọt vào top 4 World Cup 1998 và Euro 2000.

Điều đáng nói, Suriname không phải nguồn cung cầu thủ duy nhất cho bóng đá Hà Lan. Ngoài quốc gia Nam Mỹ này, quê hương của những chiếc cối xay gió còn đón nhận cả các tài năng đến từ châu Phi (Memphis Depay, Martins Indi), châu Âu (Luuk và Siem de Jong) và Bắc Mỹ (De Guzman). So với thập niên 90, những cầu thủ Hà Lan “chuẩn” chiếm tỷ lệ khá nhỏ ở trên tuyển. Đấy là chưa kể, họ cũng chẳng phải nhóm nổi bật nhất.

Hai niềm hy vọng vàng của bóng đá Hà Lan bây giờ là Wijnaldum và Quincy Promes đều có gốc Suriname. Đáng tiếc so với thế hệ đàn anh như Davids, Seedorf hay Kluivert, bộ đôi này vẫn còn khoảng cách khá xa. Chính đây mới là nguyên nhân chính khiến thành tích của ĐT Hà Lan sa sút thảm hại.

Có câu “Có bột mới gột nên hồ”. Một nền bóng đá dựa rất nhiều vào yếu tố ngoại và đang trên đà xuống dốc như Hà Lan hiện nay thì dẫu có là huyền thoại Johan Cruyff cũng đành bó tay.

Xem thêm
Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa làm Chủ tịch Hội văn nghệ Tiền Giang

Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa vừa đắc cử Chủ tịch Hội văn nghệ tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ 2024 - 2029, trở thành người trẻ nhất cả nước giữ vị trí lãnh đạo văn nghệ địa phương.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm