| Hotline: 0983.970.780

Vafs đào tạo cán bộ trình độ cao

Thứ Tư 05/04/2017 , 13:30 (GMT+7)

Trải qua 35 năm, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (Vafs) đã đào tạo thành công 128 tiến sĩ. Tỷ lệ đào tạo thành công tại Vafs đạt trên 95%...

Thực hiện nhiệm vụ đào tạo tiến sỹ, liên kết đào tạo thạc sỹ và tham gia bồi dưỡng nguồn nhân lực về khoa học, công nghệ lâm nghiệp từ 1982 đến nay, trải qua 35 năm, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (Vafs) đã đào tạo thành công 128 tiến sĩ.

14-29-24_dsc05711
Vafs coi đào tạo cán bộ trình độ cao là yếu tố then chốt trong tương lai

Tỷ lệ đào tạo thành công tại Vafs đạt trên 95%. Trong đó, có 71 tiến sĩ (chiếm 55%) là cán bộ của Viện, 38 tiến sĩ (chiếm 30%) là giảng viên của các trường đại học và 19 tiến sỹ (chiếm 15%) là cán bộ thuộc các bộ ngành khác và các cơ quan quản lý ở các địa phương. Hiện tại có 54 nghiên cứu sinh đang học tập và nghiên cứu tại Viện.

Thành công trong công tác đào tạo đã đóng góp nâng cao nguồn cán bộ chất lượng cao cho nghiên cứu khoa học lâm nghiệp và công tác quản lý của các bộ, ngành và địa phương.

Trong những năm qua, Vafs luôn đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo và gắn kết chặt chẽ giữa công tác đào tạo với nghiên cứu khoa học. Vafs đã triển khai công tác quy hoạch và đào tạo đội ngũ giảng viên, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo.

"Nhiệm vụ của chúng tôi phải đào tạo nhanh đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao, mũi nhọn ở các lĩnh vực chủ chốt. Bên cạnh đó cũng cần phải đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý tốt, nhanh nhạy và thích ứng với cơ chế đổi mới hiện nay. Có được đội ngũ cán bộ tốt chúng tôi sẽ có tất cả", TS. Phí Hồng Hải.

Các bài giảng chuyên đề và học phần của nghiên cứu sinh liên tục được cập nhật và đổi mới từ các kết quả nghiên cứu. Các luận án nghiên cứu tiến sĩ tại Vafs luôn được đánh giá là các công trình nghiên cứu chuyên sâu, có tính thời sự, mang tính cấp thiết, ý nghĩa thực tiễn cao, sử dụng phương pháp nghiên cứu hiện đại, phù hợp với điều kiện nghiên cứu của Việt Nam.

Là Viện nghiên cứu đầu ngành về lĩnh vực lâm nghiệp, Vafs hiện có 2 giáo sư, 5 phó giáo sư và 65 tiến sỹ, đây là những giảng viên giàu kinh nghiệm nghiên cứu, chủ trì nhiều nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp và được đào tạo bài bản trong và ngoài nước.

Ngoài ra, Vafs còn có những lợi thế đặc biệt về hiện trường và các phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu tại thực địa và phân tích sâu. Vafs đang quản lý hơn 11.000ha rừng tự nhiên và rừng trồng. Các phòng thí nghiệm đạt chuẩn về phân tích đất và môi trường, công nghệ sinh học, sâu bệnh hại rừng, khoa học gỗ đã góp phần đáng kể trong công tác nghiên cứu.

Ngoài việc trực tiếp đào tạo tiến sỹ tại Viện, Vafs cũng chủ động hợp tác với các trường đại học trong việc giảng dạy, hướng dẫn khoa học và biên soạn giáo trình. Qua đó, đội ngũ giáo sư, phó giáo sư và các tiến sỹ của Vafs đã hướng dẫn hàng trăm thạc sỹ, tiến sỹ và biên soạn nhiều giáo trình hỗ trợ công tác giảng dạy ở các trường đại học. Hoạt động hợp tác này đã góp phần quan trọng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho các trường đại học và bộ, ngành.

Trước yêu cầu mới của sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực nghiên cứu tổng kết thực tiễn, thời gian tới Vafs tập trung vào 5 nhiệm vụ trọng tâm, them chốt. Đó là Phát triển thương hiệu của Viện là cơ quan nghiên cứu, đào tạo đầu ngành về lâm nghiệp; Đẩy mạnh xây dưng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, giảng viên đủ về số lượng, cao về chất lượng, hợp lý về cơ cấu tương thích với các lĩnh vực nghiên cứu trong ngành lâm nghiệp; Tiếp tục đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục gắn với phương pháp đánh giá, kiểm tra  nhằm nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng tiên tiến, thiết thực, hiện đại và hội nhập; Đổi mới mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu khoa học gắn với đào tạo và đời sống xã hội; Tăng cường hiện đại hoá cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Hàng năm, Vafs được giao thực hiện từ 70 - 100 nhiệm vụ nghiên cứu khoa học - công nghệ các cấp. Chính vì vậy, các đề tài luận án của nghiên cứu sinh được thực hiện gắn kết theo nội dung của các nhiệm vụ khoa học công nghệ và các dự án hợp tác quốc tế. Ngoài ra, thư viện với trên 20.000 đầu sách phong phú về số lượng và các lĩnh vực khoa học lâm nghiệp, các báo cáo khoa học của các đề tài nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo tốt cho nghiên cứu sinh.

 

(Phó Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam)

Xem thêm
Nông nghiệp - PTNT năm 2024: Vượt gian khó lập kỳ tích

14h00 hôm nay (27/12), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Báo Nông nghiệp Việt Nam xin điểm lại một số dấu ấn nổi bật của ngành trong năm 2024.

Công bố mức thưởng tết cao nhất tại Vĩnh Long và Trà Vinh

Theo thống kê của Sở LĐ- TB&XH Trà Vinh, mức thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất là 280 triệu đồng, trong khi tại Vĩnh Long là 240 triệu đồng.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.