|
Nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu soda phục vụ cho sản xuất công nghiệp tại Việt Nam lên đến gần cả triệu tấn mỗi năm, lại phải hoàn toàn nhập khẩu, nhà máy Soda Chu Lai được xây dựng vào tháng 4/2010 với công suất đạt 200.000 tấn/năm. Nhà máy được xây dựng tạ xã Tam Hiệp (huyện Núi Thành, Quảng Nam) trên diện tích 20ha với tổng vốn đầu tư 120 triệu USD (hơn 2.300 tỷ đồng). Đến tháng 6/2016 nhà máy được đưa vào hoạt động thử nghiệm với giải quyết hơn 400 lao động địa phương.
Thế nhưng, chỉ sau 2 tháng hoạt động thử nghiệm, nhà máy Soda đã gây ô nhiễm nghiêm trọng cả về tiếng ồn, bụi bẩn và nước thải. Hơn 240 hộ dân xã Tam Hiệp đã liên tục bao vây nhà máy phản ứng. Thuỷ sản nuôi tại các đầm hồ lân cận chết trắng…Trước tình trạng gây ô nhiễm, cuối năm 2015, Tổng cục Môi trường (thuộc Bộ Tài nguyên - Môi trường) vào thanh tra, kết luận hệ thống xử lý thải của nhà máy Sô đa Chu Lai không đảm bảo và xử phạt 730 triệu đồng. Sau thời gian hoạt động tiếp tục gây ô nhiễm.
Đến tháng 8/2016, UBND tỉnh Quảng Nam đã có quyết định dừng hoạt động nhà máy Soda Chu Lai cho đến nay. Hơn 2,5 năm nhà máy Soda “đắp chiếu”, thành đống sắt và nguy cơ 2.000 tỷ đồng thành nợ xấu.
Nguy cơ nhà 2.000 tỷ vay ngân hàng thành nợ xấu |
Nhà máy Soda Chu Lai với tổng vốn đầu tư 2.300 tỷ thì đã đi vay 2.000 tỷ, trong đó Ngân hàng NNPTNTVN - Agribank đã dốc hầu bao từ 5 chi nhánh trên toàn quốc gồm Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên và Tuyên Quang để cho dự án này vay đến 1.600 tỉ đồng, và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng VN - PVcomBank cũng góp thêm 400 tỉ cho dự án này.
Cuối năm 2017, Ngân hàng NN-PTNT Chi nhánh Quảng Nam đã nộp đơn khởi kiện Công ty CP sản xuất Soda Chu Lai ra TAND tỉnh Quảng Nam để thu hồi lại nguồn vốn đã cho vay.