| Hotline: 0983.970.780

100% doanh nghiệp tại Khu kinh tế Hải Phòng đã hoạt động ổn định

Chủ Nhật 20/10/2024 , 12:54 (GMT+7)

HẢI PHÒNG Dù có tới 40% doanh nghiệp bị ảnh hưởng do bão số 3 nhưng đến nay tất cả các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã quay trở lại hoạt động bình thường.

Ông Bùi Ngọc Hải - Phó Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, thông tin về tình hình hoạt động các doanh nghiệp tại Hội nghị giao ban và cung cấp thông tin báo chí. Ảnh: Đinh Mười.

Ông Bùi Ngọc Hải - Phó Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, thông tin về tình hình hoạt động các doanh nghiệp tại Hội nghị giao ban và cung cấp thông tin báo chí. Ảnh: Đinh Mười.

Theo Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, dão số 3 vừa qua đã gây thiệt hại đáng kể cho hạ tầng tại Khu kinh tế Hải Phòng. Hệ thống hạ tầng, viễn thông bị ảnh hưởng, nhiều cây xanh gãy đổ, gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp.

Qua thống kê, có khoảng 40% trong tổng số 589 doanh nghiệp tại khu vực này đã bị ảnh hưởng bởi cơn bão. Ước tính thiệt hại lên tới gần 1.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, với tinh thần quyết tâm cao, các doanh nghiệp đã nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất. Đến nay, tất cả các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã quay trở lại hoạt động bình thường.

Ông Bùi Ngọc Hải, Phó Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, cho biết sau cơn bão số 3, Khu kinh tế Hải Phòng đối mặt với những thách thức chưa từng có như khan hiếm nguyên vật liệu xây dựng, thiếu hụt nhân lực,… Để hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sản xuất, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã triển khai 10 giải pháp cụ thể, dựa trên các chỉ đạo của Trung ương và Thành phố.

Trong số các giải pháp này, việc tạm dừng các cuộc kiểm tra giám sát đầu tư định kỳ hàng quý, kiểm tra về quy hoạch và xây dựng theo chức năng quy định đã được triển khai. Đối với các đoàn kiểm tra có trong kế hoạch nhưng chưa triển khai, thời gian sẽ được điều chỉnh sang đầu năm 2025.

Ông Lê Tiến Châu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng thăm hỏi, động viên doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Tràng Duệ. Ảnh: Hồng Thanh.

Ông Lê Tiến Châu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng thăm hỏi, động viên doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Tràng Duệ. Ảnh: Hồng Thanh.

Ngoài ra, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cũng đang thực hiện một số đề nghị hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp. Ví dụ, KCN Nam Đình Vũ miễn phí quản lý hạ tầng, nước và xử lý nước thải cho khách hàng thuê nhà xưởng trong thời gian nhất định. Tổ hợp KCN Deep C giảm phí vận hành điện và dịch vụ cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bão số 3. MP Đình Vũ hỗ trợ chậm thanh toán phí KCN.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3, Công đoàn Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã triển khai nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ kịp thời. Ban quản lý khu kinh tế đã phối hợp với các cơ quan bảo hiểm và công đoàn để hỗ trợ gia đình công nhân bị thiệt hại sau bão.

Với những trường hợp bị tốc mái nhà sẽ được hỗ trợ 5 triệu đồng, còn những nhà bị sập hoàn toàn sẽ nhận được 50 triệu đồng. Với những công nhân có nhà cửa bị thiệt hại sẽ được phép nghỉ ở nhà để khắc phục hậu quả mà vẫn được hưởng lương.

Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn sau bão, nhưng các doanh nghiệp đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, cùng chung tay hỗ trợ thành phố khắc phục hậu quả. Tập đoàn LG đã hỗ trợ 7,5 tỷ đồng, Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam hỗ trợ 1,5 tỷ đồng, Hiệp hội các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Hải Phòng hỗ trợ 420 triệu đồng, Công ty TNHH JVC Corp hỗ trợ 500 triệu đồng... Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn thăm hỏi, hỗ trợ công nhân, người lao động và gia đình bị thiệt hại sau bão.

Các doanh nghiệp đã trở lại hoạt động bình thường. Ảnh: Đinh Mười.

Các doanh nghiệp đã trở lại hoạt động bình thường. Ảnh: Đinh Mười.

"Những khó khăn sau bão cũng là cơ hội để thử lửa, thử vàng, thử niềm tin của các nhà đầu tư. Đây là thời khắc quan trọng, là cơ hội để xây dựng niềm tin vững chắc cho Khu kinh tế Hải Phòng", ông Bùi Ngọc Hải nhận định.

Việc giám định thiệt hại sau bão đang gặp khó khăn do thiếu hụt lực lượng thực hiện. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Khu kinh tế cơ bản đã mua bảo hiểm nên việc khắc phục những khó khăn sẽ diễn ra nhanh chóng.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, dù cũng bị thiệt hại nhưng nhiều đơn vị đã sẵn sàng tư vấn thiết kế miễn phí cho doanh nghiệp trong Khu kinh tế nếu có nhu cầu. Hành động này thể hiện tinh thần tương trợ lẫn nhau, góp phần thúc đẩy sự phục hồi và phát triển chung của Khu kinh tế Hải Phòng.

Để chủ động ứng phó với những cơn bão lớn hơn trong tương lai, Ban quản lý khu kinh tế đang tiến hành rà soát lại và kiến nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền các phương án phòng chống thiên tai và thay đổi các quy chuẩn cho phù hợp với thực tế. Mục tiêu là để đảm bảo “nếu có cơn bão tương tự thì việc ứng phó chủ động hơn, giảm thiểu thiệt hại cho khu vực”.

Năm 2023, các doanh nghiệp trong khu kinh tế Hải Phòng đã đóng góp hơn 13 nghìn tỷ đồng vào ngân sách nhà nước, tăng 4% so với năm 2022. Trong 9 tháng đầu năm 2024, con số này đã đạt hơn 9 nghìn tỷ đồng.

Xem thêm
Vượt Philippines, chuối Việt Nam giữ 'ngôi vương' tại thị trường Trung Quốc

Việt Nam trở thành nguồn cung chuối lớn nhất cho Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2024, lượng nhập khẩu đạt 459,94 nghìn tấn, trị giá 189,82 triệu USD.

Xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y

Bộ NN-PTNT thông báo xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y thuộc Bộ, như sau:

Blue Ocean khánh thành nhà máy chế biến trái cây đông lạnh công suất hơn 10.000 tấn mỗi năm

Lâm Đồng Nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tại Lâm Đồng được Blue Ocean xây dựng có tổng diện tích 10.000m2, công suất trên 10.000 tấn sản phẩm mỗi năm.

Giới đầu tư săn tìm biệt thự ven biển Hạ Long khi nguồn cung nhỏ giọt

QUẢNG NINH Quỹ đất trực vịnh Hạ Long ngày càng khan hiếm khiến nguồn cung biệt thự ven biển ít ỏi, nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội từ dòng sản phẩm này.

Bình luận mới nhất