| Hotline: 0983.970.780

100.000ha cây ăn trái và đất lúa nguy cơ bị hạn, mặn

Thứ Năm 07/12/2023 , 16:00 (GMT+7)

ĐBSCL Theo dự báo, ĐBSCL có khoảng 100.000ha diện tích cây ăn trái và đất canh tác lúa bị ảnh hưởng do đợt hạn hán, xâm nhập năm 2024.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, trong tương lai các công trình ngăn mặn phải đảm bảo hỗ trợ và bảo vệ môi trường, đồng thời phòng chống sụt lún, ngập lụt do triều cường tại các đô thị. Ảnh: Hồ Thảo.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, trong tương lai các công trình ngăn mặn phải đảm bảo hỗ trợ và bảo vệ môi trường, đồng thời phòng chống sụt lún, ngập lụt do triều cường tại các đô thị. Ảnh: Hồ Thảo.

100 đất canh tác bị ảnh hưởng

Theo dự báo của Tổng cục Khí tượng Thủy văn và các cơ quan khoa học thuộc Bộ NN-PTNT, mưa trên lưu vực sông Mê Kông trong các tháng mùa khô năm 2023-2024 ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Diện tích cây ăn trái có nguy cơ bị ảnh hưởng là khoảng 43.000ha, thuộc 4 tỉnh Long An (huyện Tân Trụ), Tiền Giang (huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây), Bến Tre (Châu Thành, Mỏ Cày Nam – Bắc và một phần Chợ Lách), Sóc Trăng (huyện Kế Sách, Long Phú) cùng với khoảng 60.000ha diện tích lúa khu vực ĐBSCL cũng có nguy cơ tương tự.

Tại Hội nghị "Triển khai công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, bảo đảm sản xuất nông nghiệp, dân sinh mùa khô năm 2023-2024 vùng ĐBSCL", diễn ra tại Trà Vinh, do Bộ NN-PTNT tổ chức, ông Nguyễn Quỳnh Thiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, để chủ động ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh, Trà Vinh đã xây dựng kịch bản ứng phó khi có tình huống xảy ra. Cụ thể, khi cửa sông Cổ Chiên và sông Hậu nhiễm mặn với ranh mặn 4‰ xâm nhập sâu từ 25 - 50km hoặc khi cửa sông Cổ Chiên và sông Hậu nhiễm mặn với ranh mặn 4‰ xâm nhập sâu hơn 50km tính từ cửa sông.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh đề xuất Bộ NN-PTNT đầu tư thêm cống trong hệ thống thủy lợi Nam Măng Thít, đặc biệt là cống Sậy Đồn, huyện Vũng Liêm để điều tiết và dẫn nước phục vụ sản xuất, xem xét đầu tư lắp đặt thiết bị đo đạc tự động để giám sát nguồn nước, độ mặn cho vùng ĐBSCL.

Tỉnh Trà Vinh đề xuất Bộ NN-PTNT đầu tư thêm hệ thống cống ngăn mặn và gắn thiết bị đo nước tại khu vực ĐBSCL. Ảnh: Hồ Thảo.

Tỉnh Trà Vinh đề xuất Bộ NN-PTNT đầu tư thêm hệ thống cống ngăn mặn và gắn thiết bị đo nước tại khu vực ĐBSCL. Ảnh: Hồ Thảo.

Cần có quy trình xử lý dài hạn

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị các địa phương tập trung thực hiện chỉ đạo của Bộ tại Hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt và triển khai vụ đông xuân 2023-2024 vùng ĐBSCL. Cục Thủy lợi và Cục Trồng trọt được phân công phối hợp chặt chẽ để rà soát, khuyến cáo về việc tổ chức sản xuất và bố trí cơ cấu thời vụ phù hợp với từng địa phương.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, cần có giải pháp để đảm bảo cung cấp đủ nước ngọt cho người dân sinh hoạt và sản xuất. Các địa phương cần rà soát tất cả các hộ dân để đảm bảo không có hộ nào thiếu nước, đồng thời đảm bảo tích trữ đủ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng dẫn của Bộ.

Đối với lúa, có thể xuống giống sớm né hạn, sử dụng giống chịu mặn hoặc chuyển đổi sang cây trồng khác có hiệu quả cao hơn. Đối với vùng cây ăn quả, cần củng cố hệ thống đê bao và bờ bao quanh vườn để ngăn chặn nước mặn xâm nhập, kiểm soát độ mặn chặt chẽ trước mỗi lần lấy nước.

Đối với vùng nuôi trồng thủy sản, cần tăng cường quan trắc môi trường trên các đối tượng nuôi chủ lực trong các giai đoạn xâm nhập mặn gia tăng, xây dựng và chỉ đạo mùa vụ sản xuất phù hợp với từng đối tượng nuôi, vùng sinh thái để giảm thiểu thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra.

Nhiều diện tích canh tác tại ĐBSCL có thể bị ảnh hưởng trước tác động của hạn hán, xâm nhập mặn vào những tháng đầu năm 2024. Ảnh: Hồ Thảo.

Nhiều diện tích canh tác tại ĐBSCL có thể bị ảnh hưởng trước tác động của hạn hán, xâm nhập mặn vào những tháng đầu năm 2024. Ảnh: Hồ Thảo.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, hạn mặn là hiện tượng lặp lại hàng năm và đòi hỏi có quy trình xử lý dài hạn. Trong đó phải tính đến phương án đầu tư thêm cống ngăn mặn và cửa sông lớn như Hàm Luông, Cổ Chiên để kiểm soát mặn rộng hơn. Những công trình này cũng phải hỗ trợ bảo vệ môi trường, đồng thời ngăn chặn sụt lún và ngập lụt tại các đô thị.

Thứ trưởng cũng nhắc nhở đối với các dự án đang được đầu tư, xây dựng với mục tiêu phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn cần đẩy nhanh tiến độ thi công để đưa vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả trong mùa khô 2023-2024.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội công bố số lượng học sinh dự tuyển vào lớp 10

Toàn thành phố Hà Nội có hơn 106.000 học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 công lập năm học 2024 - 2025.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất