| Hotline: 0983.970.780

40 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc: Ký ức của một phóng viên chiến trường

Thứ Ba 12/02/2019 , 06:45 (GMT+7)

Chiến tranh biên giới phía Bắc quả là một câu chuyện buồn trong lịch sử quan hệ Việt - Trung. Nhưng đã là lịch sử đòi hỏi phải nhìn nhận nó đầy đủ như một mốc son lịch sử.

Vì vậy, sẽ không thể không nhắc đến trang lịch sử đau thương sáng ngày 17/2/1979, ngày mà nhà cầm quyền Bắc Kinh xua 60 vạn quân, với hàng trăm xe tăng, hàng ngàn đại bác ồ ạt đánh chiếm 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam từ Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh), trên chiều dài 1.200km, ngày mà hàng ngàn con em chúng ta hy sinh để bảo vệ biên cương Tổ quốc.

10-25-08_26_2_copy
Thanh niên đăng ký lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc (Ảnh: Mạnh Thường)

Những người có lương tri không một ai có thể nghĩ rằng, một dân tộc vừa mới thoát ra khỏi cuộc chiến khốc liệt kéo dài hơn 30 năm, chống hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, chưa kịp hàn gắn vết thương chiến tranh và đang gặp phải muôn vàn khó khăn do các thế lực thù địch bao vây cấm vận…, lại có thể đi “khiêu khích, gây chiến” với nước lớn láng giềng lớn như Trung Quốc. Điều đó khẳng định rằng đây thực sự là cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống xâm lược, nó giống như bao cuộc kháng chiến trong hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc ta, từ Bà Trưng, Bà Triệu đến các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê… chống phong kiến phương Bắc.

Nếu ai đó cho rằng cuộc chiến biên giới phía Bắc diễn ra quá ngắn ngủi chỉ trong vòng 17 ngày (tính từ 17/2/1979 đến 5/3/1979, khi Trung Quốc rút quân), nên không đáng nhắc đến, thì chúng ta phải nói với họ rằng cuộc hành quân thần tốc của Quang Trung - Nguyễn Huệ, tiêu diệt 29 vạn quân Thanh, giải phóng Thăng Long ngày 5/1 năm Kỷ Dậu, 1789, diễn ra còn ngắn hơn nhiều, chỉ trong 10 ngày. Nhưng hàng năm nhân dân ta long trọng tổ chức kỷ niệm chiến thắng này với niềm tự hào. Chiến thắng Đống Đa - Ngọc Hồi của Quang Trung - Nguyễn Huệ được coi là một dấu ấn vẻ vang lịch sử của dân tộc và được nhân dân ta tôn vinh, thì cuộc chiến đấu ở biên giới phía Bắc 1979, chống Trung Quốc xâm lược bảo vệ biên cương tổ quốc cũng phải được xem là một mốc son lịch sử chói lọi dưới thời đại Hồ Chí Minh quang vinh và phải được đưa vào sách giáo khoa lịch sử của các cấp học từ phổ thông đến đại học, để thế hệ trẻ hôm nay và mai sau biết rõ về cuộc chiến tranh này mà cha anh họ đã phải ngã xuống cho nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ.

10-25-08_img_8171_-_copy_-_copy
Ảnh tư liệu

Chiến tranh đã lùi xa, ngoảnh lại đã 40 năm trôi qua, là một phóng viên từng lăn lộn trên mặt trận Cao Bằng từ ngày đầu, nay ngẫm lại cảm thấy vẫn còn nhiều vân vi.

Khi tham gia cuộc chiến, những người chiến sĩ cũng như chúng tôi - những người lính trên mặt trận truyền thông - không một chút mảy may so đi tính lại thiệt hơn mà chỉ với tinh thần xả thân vì nhiệm vụ, nghe theo lời kêu gọi của tổ quốc thân thương và với lòng tự tôn là những người con đất Việt, chúng tôi thanh thản lên đường ra mặt trận dù có phải máu chảy đầu rơi…

Suốt chiều dài cuộc chiến với sự giúp đỡ của hai chiến sĩ công an biên phòng, chúng tôi đi khắp chiến trường Cao Bằng, từ Thông Nông qua đèo Mã Quỷ đến Trà Lĩnh kiên cường, từ Trùng Khánh qua đèo Mã Phục đến Hoà An, thị xã Cao Bằng, với chiếc máy ảnh Zenit và 20 cuộc phim, tôi đã kịp ghi lại các tổ chiến đấu anh dũng của dân quân tự vệ, bộ đội địa phương Cao Bằng đã đập tan các cuộc tấn công của kẻ thù. Đồng thời cũng không quên thu vào ống kính của mình sự tàn phá dã man, giết người một cách man rợ của kẻ gây hấn. Tất nhiên một nhiệm vụ quan trọng là phải ghi cho được sự thất bại của kẻ xâm lăng, hàng chục chiếc xe tăng của chúng bị quân dân ta bắn cháy và bắt sống, hàng trăm tên địch bị đền tội, hoặc bắt làm tù binh.

Là một người được chứng kiến sự kiện, tôi không thể nào quên được trong dòng người tản cư, hình ảnh một bé gái cõng em chạy giặc bị lạc bố mẹ, đói khát , mệt mỏi, nhưng may thay hai em được bà con cưu mang chăm sóc.

10-25-08_img_8167_-_copy_2
Chị em cõng nhau đi sơ tán (Ảnh: Mạnh Thường)

Cũng trên đường từ Nước Hai, Hoà An, xuôi theo quốc lộ 3, một hình ảnh thê thảm đập vào mắt tôi: Hai bố con đang gạt nước mắt đắp mộ cho người vợ, người mẹ vô tội bị quân giặc giết hại. Đến cầu Tài Hồ Sìn (trên quốc lộ 3) tôi thấy một em bé khoảng 3 tuổi đang mếu máo bên người mẹ đang nằm sóng soài, bất động, máu mê loang lổ đầy người, cùng lúc đó một chiếc xe com-măng-ca chạy đến bỗng đỗ lại, một cô bộ đội súng AK trên vai, lưng quàng ba lô, nhảy xuống xe và bế em bé lên đưa về tuyến sau, đồng thời mẹ của em bé cũng được bộ đội đưa đi cấp cứu ở quân y viện dã chiến (sau 37 năm, năm 2016, phóng viên Mai Thanh Hải, báo Thanh niên đã tìm được cô bé Hoàng Thị Hiền, lúc này đã vào tuổi 40, và một năm sau tìm được cô bộ đội bế em bé là bà Bùi Thi Mùi, ở Thanh Ba, Phú Thọ).

10-25-08_000007
Cô bộ đội Bùi Thi Mùi bế em bé Hoàng Thị Hiền (Ảnh: Mạnh Thường)

Cuộc chiến diễn ra tuy ngắn ngủi, nhưng sự tàn khốc của nó không bút nào tả hết và dù kẻ thù tàn bạo, hung hãn đến đâu, song tôi cảm thấy một sự tin tưởng tuyệt đối vào thắng lợi của quân dân ta bởi sự đoàn kết của quân dân, là sự tự nguyện xung phong ghi tên nhập ngũ của hàng vạn nam nữ thanh niên trong cả nước lên đường chiến đấu chống kẻ thù truyền kiếp, là những đoàn quân lớp lớp hành quân ra trận, hàng ngàn thanh niên xung phong vận chuyển vũ khí đạn dược cho chiến trường, không một chút run sợ trước bom rơi đạn réo, là hình ảnh chị em phụ nữ không quản ngày đêm chuyển lương thực thực phẩm cho bộ đội ăn no đánh thắng giặc, là các mẹ, các chị lo từng nắm cơm nóng sốt, đưa đến tận tay chiến sĩ trong các chiến hào. Những thương bệnh binh được các dân công hỏa tuyến khiêng cáng về phía sau cứu chữa. Để kịp thời chi viện cho chiến trường, đồng bào cả nước đã gấp rút gửi hàng hoá lên giúp đồng bào và chiến sĩ các tỉnh biên giới.

Điều đó chứng tỏ rằng một khi đất nước lâm nguy, tinh thần đoàn kết chiến đấu ngoan cường của quân và dân ta mạnh hơn bao giờ hết. Nhưng một khi kẻ thù đã thất bại, bị bắt làm tù binh, thì quân dân ta lại sẵn sàng giang tay, mở rộng lòng nhân ái, giúp đỡ cứu chữa tận tình kẻ bại trận. Đó chính là yếu tố giúp cho dân tộc Việt Nam bách chiến bách thắng trong suốt hàng ngàn năm lịch sử chống ngoại xâm, nhưng cũng cho thấy dân tộc Việt Nam luôn luôn mong muốn chung sống hoà bình và hữu nghị.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm