| Hotline: 0983.970.780

5 thông điệp chính từ Hội nghị toàn cầu Lương thực thực phẩm lần thứ 4

Thứ Năm 27/04/2023 , 12:06 (GMT+7)

Chuyển đổi hệ thống LTTP là điều kiện tiên quyết, cần được tiếp cận đầy đủ trên toàn cầu và cần gắn với các yếu tố liên quan như biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học.

Sau 3 ngày rưỡi làm việc tích cực, hiệu quả, Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống Lương thực thực phẩm (LTTP) bền vững với chủ đề “Cùng nhau chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm lành mạnh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu trong bối cảnh khủng hoảng mới” do Bộ NN-PTNT chủ trì tổ chức tại Hà Nội bế mạc vào sáng 27/4. 

Đại diện đoàn Thụy Sĩ phát biểu tại phiên bế mạc. Ảnh: Tùng Đinh.

Đại diện đoàn Thụy Sĩ phát biểu tại phiên bế mạc. Ảnh: Tùng Đinh.

Vai trò và vị thế của Việt Nam được nâng cao

Thông qua Hội nghị, uy tín, vai trò và vị thế của Việt Nam với tư cách là “Nhà cung cấp lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững”; là thành viên có trách nhiệm đối với các vấn đề toàn cầu bao gồm an ninh lương thực và năng lượng, biến đổi khí hậu, đại dịch mới nổi... được tăng cường.

Ông Christian Hoffer, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Thụy Sỹ đánh giá, Việt Nam có nhiều kinh nghiệm, mô hình tốt trong chuyển đổi hệ thống LTTP minh bạch, trách nhiệm, bền vững.

"Việc chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam cho các đại biểu tham gia Hội nghị lần thứ 4 bao gồm cả trực tiếp và trực tuyến, thông qua các phương tiện truyền thông góp phần quan trọng vào chuyển đổi hệ thống LTTP toàn cầu theo định hướng trên", ông chia sẻ.

Đồng quan điểm, bà Sylvia Lopez-Ekra, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối Hệ thống Lương thực của Liên hợp quốc nhận xét: "Những mô hình và cách làm của Việt Nam đã truyền được cảm hứng cho các quốc gia tham gia hội nghị".

Các quốc gia và tổ chức quốc tế tham gia hội nghị cũng có nhiều ghi nhận về vai trò tiên phong của Việt Nam trong chuyển đổi hệ thống LTTP bền vững. Những cam kết của Việt Nam tại hội nghị một lần nữa khẳng định mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững.

Đặc biệt, Việt Nam đã biến các cam kết thành các hành động mạnh mẽ, cụ thể từ trung ương tới địa phương để thực thi bằng “Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi Hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030”.

Không chỉ đi tiên phong trong chuyển đổi hệ thống LTTP bền vững, Việt Nam còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với các nước trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, đặc biệt thông qua chương trình hợp tác Nam – Nam.

Ba cơ chế hợp tác được nước chủ nhà của Hội nghị toàn cầu LTTP lần thứ 4 đề ra gồm: 

Một là, thúc đẩy hợp tác Nam – Nam nhằm đảm bảo an ninh lương thực và chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm bền vững, bao trùm và chống chịu tại các quốc gia đang phát triển.

Hai là, thiết lập Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Lương thực thực phẩm cho khu vực Đông Nam Á tại Việt Nam trong khuôn khổ Đối tác Phát triển Nông nghiệp Bền vững Việt Nam để mở rộng hợp tác trong nghiên cứu, xây dựng chính sách và thúc đẩy việc nhân rộng các mô hình theo hướng xanh, thân thiện với môi trường, ít phát thải và bền vững.

Ba là, tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế, các đối tác phát triển và các quốc gia thực hiện “Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi Hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030”; đồng thời, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, mô hình thực hành tốt với các nước để cùng nhau chuyển đổi hệ thống LTTP bền vững.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp tham dự phiên bế mạc. Ảnh: Tùng Đinh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp tham dự phiên bế mạc. Ảnh: Tùng Đinh.

5 thông điệp chính từ hội nghị

Hội nghị cấp Bộ trưởng diễn ra từ 24 - 27/4 có sự tham dự của 337 đại biểu tham dự trực tiếp trong đó bao gồm gần 200 đại biểu quốc tế đến từ 60 quốc gia, các cơ quan của Liên hợp quốc, các Tổ chức quốc tế, các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan nghiên cứu, đào tạo.

Về lãnh đạo cấp cao, Hội nghị có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và 21 lãnh đạo cấp Bộ của các nước và Lãnh đạo của các Tổ chức quốc tế lớn. Ngoài ra, hơn 1.000 cơ quan, đại biểu đăng ký tham dự Hội nghị thông qua hình thức trực tuyến.

Ngoài 9 phiên họp chính thức, Hội nghị này còn có 11 phiên họp bên lề và 31 cuộc làm việc song phương giữa các bên và 5 chuyến đi thực địa.

Các đại biểu đi thực địa, tham quan đồng ruộng tại Việt Nam... Ảnh: Bảo Thắng.

Các đại biểu đi thực địa, tham quan đồng ruộng tại Việt Nam... Ảnh: Bảo Thắng.

... và các quy trình sản xuất thực phẩm sạch đang được áp dụng ngày một rộng rãi. Ảnh: Bảo Thắng.

... và các quy trình sản xuất thực phẩm sạch đang được áp dụng ngày một rộng rãi. Ảnh: Bảo Thắng.

Bên cạnh các phiên họp, những đại biểu dự hội nghị còn được nước chủ nhà Việt Nam giới thiệu những mô hình tốt, điển hình về chuyển đổi hệ thống LTTP thông qua 5 chuyến tham quan thực tế tại Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên.

Đánh giá cao công tác tổ chức cũng như sự tham gia của các bên liên quan trong Hội nghị, hơn 300 đại biểu tham dự cùng thống nhất đưa ra 5 thông điệp chính.

Thứ nhất, chuyển đổi hệ thống LTTP theo hướng bền vững và có khả năng chống chịu là điều kiện tiên quyết để giải quyết các cuộc khủng hoảng liên quan đến mất an ninh lương thực, suy dinh dưỡng, sức khỏe, biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, xung đột, cũng như giá tiêu dùng và năng lượng cao.

Thứ hai, chuyển đổi hệ thống LTTP cần được tiếp cận từ toàn cầu. Tuy nhiên, việc lựa chọn cách thức chuyển đổi hệ thống LTTP cần tính đến bối cảnh cụ thể của từng quốc gia và địa phương trong quốc gia đó.

Thứ ba, chuyển đổi hệ thống LTTP bền vững cần gắn với các yếu tố có liên quan bao gồm biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và thương mại… đồng thời sử dụng cách tiếp cận bao trùm, đa ngành, đa lĩnh vực và mang tính hệ thống.

Thứ tư, chuyển đổi hệ thống LTTP ở cấp quốc gia đòi hỏi phải có đủ quyết tâm chính trị và sự tham gia, phối hợp của tất cả các ngành, lĩnh vực, các bên liên quan từ trung ương tới địa phương, sự phối hợp của các tổ chức quốc tế, khu vực nhà nước và tư nhân. Đồng thời, việc chuyển đổi đòi hỏi phải có sự gắn kết, kết hợp giữa mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, giữa chiến lược dài hạn và các kế hoạch ngắn hạn. 

Thứ năm, chuyển đổi hệ thống LTTP đòi hỏi phải huy động các nguồn lực bao gồm khoa học công nghệ, tài chính, sự tham gia và đổi mới sáng tạo. Trong đó, nguồn lực và chính sách tài chính cần nhất quán và toàn diện ở cấp toàn cầu, quốc gia và địa phương. Các chính sách tài chính cần tiếp cận trên 3 khía cạnh: tạo động lực, thúc đẩy đổi mới và đầu tư.

Xem thêm
Chiều 2/5, Quốc hội họp bất thường lần thứ 7

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

CẦN THƠ 'Sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao ĐBSCL lại thiếu nước?', vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đi tìm giải pháp cho câu chuyện giữ nước của vùng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong: Công an đã xác định nguyên nhân

ĐỒNG NAI Sau khi vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ Bình Minh xảy ra, Công an tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các đơn vị vào cuộc điều tra nguyên nhân của vụ việc.

Bình luận mới nhất