| Hotline: 0983.970.780

Agribank Bắc Yên Bái - điểm tựa của nông dân

Thứ Tư 03/02/2021 , 15:33 (GMT+7)

Chi nhánh Agribank Bắc Yên Bái được thành lập ngày 20/10/2019 sau khi tách ra từ Chi nhánh Agribank tỉnh Yên Bái, đã mau chóng trở thành điểm tựa của nông dân…

Trụ sở Agribank Bắc Yên Bái. Ảnh: Thái Sinh.

Trụ sở Agribank Bắc Yên Bái. Ảnh: Thái Sinh.

Đứng chân trên 3 huyện phía Bắc sông Hồng: Văn Yên, Lục Yên, Yên Bình và một phần của TP. Yên Bái, Chi nhánh Agribank Bắc Yên Bái có sứ mệnh lịch sử là cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vay vốn phát triển SX, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển ngành nghề nông thôn, phát triển dịch vụ thương mại, gắn kết các thành viên của các tổ chức xã hội cho phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội… góp phần tích cực xây dựng NTM, nhằm nâng cao đời sống mọi mặt của người nông dân một cách bền vững...

Năm 2019 là năm thành lập cũng là năm lấy đà để Agribank Bắc Yên Bái tăng tốc phát triển toàn diện trong việc huy động nguồn vốn, dư nợ cho vay, chất lượng tín dụng, phát triển dịch vụ… một cách mạnh mẽ và có hiệu quả.

Huy động nguồn vốn trong nhân dân và trong cộng đồng doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu, để dòng chảy của đồng tiền thông suốt, liên tục với nguyên tắc “vay để cho vay” đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Tổng nguồn vốn Agribank Bắc Yên Bái huy động trong năm 2020 là 3.621,5 tỷ, tăng 495,1 tỷ (đạt 107,5%), trong đó tiền huy động trong nhân dân là 3.490,5 tỷ, tăng 464,1 tỷ so với năm 2019.

Khách hàng giao dịch tại Agribank Bắc Yên Bái. Ảnh: Thái Sinh.

Khách hàng giao dịch tại Agribank Bắc Yên Bái. Ảnh: Thái Sinh.

Năm 2020 có 76.422 khách hàng gửi tiền vào Agribank Bắc Yên Bái, tăng 10.693 khách hàng so với năm 2019. Khách hàng gửi tiền có nhiều đối tượng, không chỉ dân cư ở trung tâm các huyện thị, các doanh nghiệp mà nhiều khách hàng ở vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh. Điều đó khẳng định Agribank Bắc Yên Bái là niềm tin vững chắc của người dân và doanh nghiệp.

Tổng dư nợ đến ngày 31/12/2020 là 5.888 tỷ, vượt 862,1 tỷ, tăng 17,2%, đạt 171,4% so với kế hoạch. Dư nợ khu vực nông thôn là 4.360,2 tỷ, tăng 162,2 tỷ.  Bình quân dư nợ năm là 5.098,6 tỷ, dư nợ bình quân là 31,6 tỷ/mỗi cán bộ nhân viên ngân hàng, đạt 93,5 tỷ đối với mỗi cán bộ tín dụng. Có 23.710 khách hàng dư nợ, trong đó 23.646 là khách hàng cá nhân…

Có thể nói đây là bước “nhảy vọt” về mức dư nợ chưa từng thấy trong vòng 10 năm qua. Điều đó khẳng định chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng cũng như các phương pháp giải ngân của các phòng giao dịch của Agribank Bắc Yên Bái đáp ứng nhu cầu vốn để phát triển kinh tế của từng đối tượng khách hàng.

Người dân vùng quế Văn Yên vay vốn ngân hàng làm giàu. Ảnh: Thái Sinh.

Người dân vùng quế Văn Yên vay vốn ngân hàng làm giàu. Ảnh: Thái Sinh.

Ông Giàng Trung Kiên, thôn Thọ Lâm, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên vay 200 triệu đồng để xây dựng vườn quế giống 3 vạn bầu cung cấp cho người dân trồng quế trong khu vực thành thật: Muốn làm ăn lớn thì phải vay ngân hàng, nhiều người bên ngoài đã ngỏ lời cho vay, nhưng gia đình tôi thấy không chắc chắn lắm, vì lãi suất cao và họ có thể xiết nợ bất cứ lúc nào. Vay vốn ngân hàng phải làm một số thủ tục cần thiết trong việc thế chấp, nhưng không quá phiền hà. Việc giải ngân không quá phức tạp, nhờ thế mà gia đình tôi yên tâm đầu tư vào sản xuất…

Không chỉ gia đình ông Kiên mà nhiều hộ dân ở xã Lâm Giang đã vay vốn ngân hàng ít thì vài chục triệu, nhiều cả trăm triệu để mua trâu bò, phân bón, vật tư nông nghiệp…Có hộ vay vốn để kinh doanh hoặc phát triển dịch vụ nông nghiệp.

Nhằm phát huy thế mạnh kinh tế của từng địa phương, Agribank Bắc Yên Bái đã căn cứ vào nhu cầu của từng khách hàng để cho vay vốn, huyện Lục Yên là vùng cây ăn quả lớn của tỉnh Yên Bái hàng chục hộ vay vốn để trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP, làm trang trại, làm đường giao thông nông thôn, chế biến lâm sản…

Huyện Văn Yên thì cho vay trồng quế, trồng tre măng Bát Độ, thu mua và chế biến quế… Nhiều hộ trở nên giàu có, kinh doanh đa ngành nghề từ việc vay vốn ngân hàng.

Người dân huyện Yên Bình vay vốn nuôi cá lồng, với trên 1.800 lồng nuôi cá trên hồ Thác Bà, phần lớn bà con vay vốn ngân hàng, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt trên 10.000 tấn, biến hồ Thác Bà thành vựa cá khổng lồ của vùng Tây Bắc.

Ngoài ra, ngân hàng còn cho người dân vay vốn để phát triển vùng cây ăn quả, riêng thu hoạch từ bưởi mỗi năm Yên Bình thu trên 90 tỷ đồng. Như vậy, kinh tế nông nghiệp các huyện phía Bắc tỉnh Yên Bái có sự đóng góp không nhỏ của Agribank Bắc Yên Bái.

Chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu chỉ còn là 0,28% so với kế hoạch 0,66%. Để đảm bảo an toàn vốn vay cũng như phát huy hiệu quả của đồng vốn, Agribank Bắc Yên Bái đã phối hợp với 535 tổ tín dụng của các tổ chức xã hội: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ cho 12.401 hội viên vay, số tiền dư nợ 1.211,8 tỷ.

Chính điều đó đồng vốn được quản lý chặt chẽ và phát huy hiệu quả. Có thể nói tỷ lệ nợ xấu của Agribank Bắc Yên Bái thấp nhất so với các ngân hàng trong khu vực.

Ông Nguyễn Mạnh Hồng - Giám đốc Agribank Bắc Yên Bái (thứ 3 phải sang) trao hỗ trợ 1.000 suất quà tặng người nghèo tỉnh Yên Bái. Ảnh: CTV.

Ông Nguyễn Mạnh Hồng - Giám đốc Agribank Bắc Yên Bái (thứ 3 phải sang) trao hỗ trợ 1.000 suất quà tặng người nghèo tỉnh Yên Bái. Ảnh: CTV.

Công tác an sinh xã hội là hoạt động không thể thiếu đối với Agribank Bắc Yên Bái. Năm 2020 Chi nhánh đã vận động cán bộ, nhân viên quyên góp được 775,1 triệu giúp người nghèo thông qua các chương trình: “Xuân yêu thương- Tết vì người nghèo” tổ chức trao 1.000 suất quà Tết cho các gia đình khó khăn; Chương trình trồng cây “Agribank vì tương lai xanh - Thêm cây, thêm sự sống” tổ chức trồng 5.500 cây tại các huyện Văn Yên, Yên Bình và Lục Yên; làm nhà cho hộ nghèo; ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung, Tây Nguyên…

 

Ông Nguyễn Mạnh Hồng: Agribank Bắc Yên Bái luôn đặt chữ tín cho mọi hoạt động của mình, nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Chính điều đó đã nhận được sự tin cậy của khách hàng.

Hoạt động trên địa bàn nông thôn, nông nghiệp đối tượng phục vụ của chúng tôi là nông dân, HTX, Tổ hợp tác, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp còn rất nhiều khó khăn.

Vì thế, chúng tôi sẽ phấn đấu trở thành chỗ tựa vững chắc cho nông dân để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ngày một phồn thịnh hơn …

  • Tags:
Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.