| Hotline: 0983.970.780

Đăng ký, kê khai, báo cáo EPR sẽ được thực hiện trực tuyến

Chủ Nhật 06/04/2025 , 06:24 (GMT+7)

Các doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức tổ chức tái chế hoặc đóng góp tài chính để hỗ trợ tái chế.

Theo đó, nội dung về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đã quy định đầy đủ tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và được cụ thể hóa tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Việc đăng ký, kê khai, báo cáo thực hiện trách nhiệm sẽ được thực hiện trực tuyến trên Hệ thống thông tin EPR Quốc gia. Ảnh minh họa.

Việc đăng ký, kê khai, báo cáo thực hiện trách nhiệm sẽ được thực hiện trực tuyến trên Hệ thống thông tin EPR Quốc gia. Ảnh minh họa.

Gần đây nhất, Nghị định số 05/2025/NĐ-CP ngày 06/01/2025 của Chính phủ và Thông tư số 07/2025/TT-BTNMT ngày 28/2/2025 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, quy định rõ các đối tượng thực hiện trách nhiệm, linh hoạt trong việc tái chế một số loại bao bì và quy định rõ hơn về các giải pháp tái chế giúp việc triển khai EPR được thực hiện rõ ràng, minh bạch và hiệu quả hơn. Mặt khác, định mức chi phí tái chế (Fs) cũng đã được ban hành tại Thông tư số 07/2025/TT-BTNMT.

Với trách nhiệm tái chế, nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm săm lốp, dầu nhớt, pin, ắc quy và một số loại bao bì có trách nhiệm tái chế từ ngày 01/01/2024; nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm điện và điện tử có trách nhiệm tái chế từ ngày 01/01/2025; nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm phương tiện giao thông có trách nhiệm tái chế từ ngày 01/01/2027.

Với trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải: nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm pin dùng một lần, tã lót, kẹo cao su, thuốc lá,… một số sản phẩm nhựa tổng hợp và bao bì thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải từ ngày 01/01/2022.

Xác nhận hoàn thành trách nhiệm EPR khác với xác nhận đóng tiền xử lý chất thải. Ảnh minh họa.

Xác nhận hoàn thành trách nhiệm EPR khác với xác nhận đóng tiền xử lý chất thải. Ảnh minh họa.

Về đóng chi phí hỗ trợ xử lý chất thải, ông Đỗ Xuân Thuấn, đại diện Văn phòng EPR cho biết: “Xác nhận hoàn thành trách nhiệm EPR khác với xác nhận đóng tiền xử lý chất thải.”

Hiện tại, chưa có xác nhận EPR dựa trên kê khai vì doanh nghiệp cần chịu trách nhiệm trong quá trình tái chế và báo cáo. Mặc dù chưa có quy định chi tiết về chứng từ chứng minh việc đóng quỹ, Văn phòng EPR có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xác minh các khoản đóng.

Từ năm 2022-2024, khi đóng tiền xử lý chất thải, quỹ sẽ gửi thông báo đã nhận được số tiền trên. Đồng thời, hệ thống cũng đang được cải tiến để bổ sung thêm các hình thức xác nhận khác, giúp quá trình xác nhận nhanh chóng và chính xác hơn, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Các nhà sản xuất, nhập khẩu phải đăng ký, kê khai kế hoạch tái chế và kê khai số tiền đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trước ngày 31/3 hàng năm, để hỗ trợ tái chế, hỗ trợ xử lý chất thải.

Theo đó, việc đăng ký, kê khai, báo cáo việc thực hiện trách nhiệm sẽ được thực hiện trực tuyến trên Hệ thống thông tin EPR Quốc gia thay vì nộp bản giấy, giúp việc thực hiện chế độ kê khai, báo cáo thuận lợi, dễ dàng và tiết kiệm chi phí.

Đại diện Văn phòng EPR lưu ý thêm, trong trường hợp kê khai sai trước thời hạn, doanh nghiệp có thể chỉnh sửa lại thông tin. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sau thời hạn nộp, hệ thống sẽ khóa và không thể chỉnh sửa thông tin.

Ông Hồ Kiên Trung, Phó Cục trưởng Cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường). Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Hồ Kiên Trung, Phó Cục trưởng Cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường). Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Hồ Kiên Trung, Phó Cục trưởng Cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) kỳ vọng vào sự hợp tác chặt chẽ từ cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề và các cơ quan liên quan để xây dựng một hệ thống EPR hiệu quả, chất lượng. Lãnh đạo Cục Môi trường cũng khẳng định Cục sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu.

Thực hiện trách nhiệm EPR giúp doanh nghiệp nâng cao ý thức và hành động có trách nhiệm hơn trong bảo vệ môi trường. Điều này đáp ứng các tiêu chuẩn xanh ngày càng khắt khe của thị trường, đặc biệt là ngành dệt may, mở ra thêm cơ hội xuất khẩu. Quan trọng hơn, EPR đóng góp đáng kể vào mục tiêu phát thải ròng bằng "0" của Việt Nam vào năm 2050, theo cam kết tại COP26.

Xem thêm
Trung Quốc đánh thuế 34%, rút giấy phép hàng chục công ty Hoa Kỳ

Ủy ban Thuế quan, Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan Trung Quốc liên tiếp tung đòn trả đũa, sau khi Hoa Kỳ công bố mức thuế quan đối ứng 34% với nước này.

Cùng sinh viên kiến tạo con đường nông nghiệp hạnh phúc

THÁI NGUYÊN Ngày 2/4, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã ký kết hợp tác toàn diện với Tập đoàn Tân Long với nhiều nội dung nội dung quan trọng, hỗ trợ sinh viên phát triển.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Bí kíp 'chốt đơn' 20 lô đất/tháng của nhà môi giới tại Hải Phòng

Bí kíp 'chốt đơn' và cơ duyên đến với nghề môi giới bất động sản của anh Nguyễn Văn Sen khá tình cờ và thú vị trong 'một lần mua đất bị hớ'.

Bình luận mới nhất