| Hotline: 0983.970.780

Ai là chủ đầu tư thực sự của BOT Cai Lậy?

Thứ Năm 17/08/2017 , 07:04 (GMT+7)

Hầu hết nhiều người cho rằng  Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang là chủ đầu tư của dự án. Tuy nhiên, chủ đầu tư là những cái tên hoàn toàn khác.

 

Chủ đầu tư thực sự của BOT Cai Lậy là Công ty Bắc Ái và Trico. Theo đó Bắc Ái góp 65%, tương đương 136,5 tỷ đồng và Trico góp 35% (73,5 tỷ đồng). 

Hiện nay, dư luận đang rất bức xúc về vụ việc thu phí quá cao tại trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang).  Dù mới hoạt động được hơn chục ngày nhưng liên tục xảy ra tình trạng tài xế dùng tiền bỏ vào chai nhựa, dùng tiền lẻ mệnh giá 200, 500 đồng để phản đối… Trên các diễn đàn mạng, hàng loạt các tài xế cùng nhau kêu gọi bất tuân dân sự để phản đối việc thu phí và lên án chủ đầu tư dự án này.

Hầu hết nhiều người cho rằng  Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang là chủ đầu tư của dự án. Tuy nhiên, chủ đầu tư là những cái tên hoàn toàn khác.

Thực ra Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang chỉ là doanh nghiệp dự án, chủ yếu được thành lập để kinh doanh công trình dự án sau khi hoàn thành thi công, chủ đầu tư của dự án này là hai doanh nghiệp hoàn toàn khác.

Theo thông tin được công bố trước đó, dự án xây dựng tuyến đường tránh TX Cai Lậy (Tiền Giang) được khởi công ngày 20/2/2014 theo hình thức hợp đồng BOT. Dự án có tổng chiều dài 38,52km, từ Km 1987+560 đến Km2014. Trong đó, chiều dài tuyến tránh là 12,02km được xây mới và tiến hành gia cường 26,5km mặt đường QL1, tổng mức đầu tư hơn 1.398 tỷ đồng.

Dự án này lúc công bố là do Liên danh Công ty cổ phần Phát triển đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (BVEC) và Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và xây dựng giao thông 1 (TRICO) làm chủ đầu tư. Ban quản lý dự án 8 – Tổng Cục Đường bộ Việt Nam là đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, gần đây khi dự án chính thức đi vào hoạt động, cái tên BVEC trong liên danh chủ đầu tư dự án BOT Cai Lậy được thay bằng cái tên mới – Công ty Tư vấn đầu tư xây dựng Bắc Ái.

Theo một số nguồn tin, BVEC đã chuyển nhượng lại phần vốn góp của mình trong liên danh dự án BOT Cai Lậy cho Bắc Ái. Thế nhưng, cho đến nay trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn chưa có thông tin gì liên quan đến thương vụ này.

Tuy nhiên hiện nay tra cứu trên cổng thông tin Ban quản lý đầu tư các dự án đối tác công – tư thuộc Bộ Giao thông vận tải, chủ đầu tư đã được xác định lại là Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ái và CTCP Đầu tư Thương mại và Xây dựng giao thông 1 (Trico).

Tổng mức đầu tư của dự án vẫn được giữ nguyên là 1.398 tỷ đồng, trong đó 15% là vốn chủ sở hữu của chủ đầu tư (210 tỷ đồng). Công ty Bắc Ái góp 65%, tương đương 136,5 tỷ đồng và Trico góp 35% (73,5 tỷ đồng). Phần còn lại là vốn huy động từ các tổ chức tín dụng.

Đáng chú ý, thời gian khai thác được giảm xuống còn 6 năm 4 tháng 29 ngày, ít hơn một năm so với công bố trước đó. Thời gian vận hành ngắn có thể là một nguyên nhân giải thích tại sao phí BOT Cai Lậy lại cao hơn nhiều trạm BOT khác.

Theo dữ liệu từ Bộ Kế hoạch đầu tư, CTCP Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ái được thành lập từ năm 2004, có trụ sở đăng ký tại số 215, đường Mê Linh, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.

Ngày 10/7 vừa qua, Bắc Ái đã hoàn tất tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 900 tỷ đồng.

Cổ đông của Bắc Ái đều là các cá nhân gồm: ông Lê Văn Duẩn (5% vốn), ông Lê Thanh Bình (10% vốn); ông Nguyễn Phú Hiệp (góp 3%).

Ông Nguyễn Phú Hiệp cũng là giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang – doanh nghiệp dự án triển khai và vận hành trạm BOT Cai Lậy.

 Cổ đông lớn nhất góp tới 82% vốn tại Bắc Ái là ông Lê Tiến Thắng. Ông Thắng có hộ khẩu thường trú tại cùng địa chỉ đặt trụ sở của doanh nghiệp này.

Tuy vậy, “ghế nóng” Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của doanh nghiệp có vốn gần nghìn tỷ đồng này hiện nay lại được giao cho một doanh nhân 9X là ông Nguyễn Tiến An (sinh năm 1992, hộ khẩu tại Vân Xuân, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).

Kể từ đầu năm 2015 đến nay, Bắc Ái đã nhiều lần thay đổi các chức danh lãnh đạo. Ông Lê Tiến Thắng từng là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ trước khi để ông Nguyễn Tiến An thay thế vào tháng 3/2017.

Bắc Ái từng có một giám đốc là ông Tạ Xuân Liêm – em trai bà Tạ Thu Thủy, Ủy viên HĐQT kiêm Giám đốc CTCP Bia Hà Nội – Hải Phòng (thành viên của Tổng CTCP Bia – rượu – nước giải khát Hà Nội HABECO.

Cũng khá kín tiếng, Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và xây dựng giao thông 1 (TRICO) có địa chỉ đặt tại 548 Nguyễn Văn Cừ – P.Gia Thụy – Q.Long Biên – Tp.Hà Nội.  Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Xây dựng giao thông 1 ( gọi tắt là Trico) tiền thân là Công ty vật tư, thiết bị giao thông 1 ( gọi tắt là TRAMECO ) là một doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập ngày 28 tháng 12 năm1982,  trong giai đoạn xây dựng cầu Chương Dương lịch sử (1982).

Xâu chuỗi một số thông tin khác cho thấy doanh nghiệp này đã và đang thi công nhiều công trình lớn như: Đường 13 Bắc Lào ( Dự án ADB4 ), QL1A, QL 279, QL 4D Lai Châu, , đường HCM, Quốc lộ 5, QL1 Trung Lương – Mỹ Thuận, cầu Bãi Cháy – Quảng Ninh, tuyến Quản Lộ – Phụng Hiệp (Gói 1A, gói 2), 6 cầu trên QL91 tỉnh Cần Thơ, QL1 – Gói 1: Mỹ Thuận – Cần Thơ, cầu Gành Hào, cầu Kênh Cái Tắt, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Quốc lộ 3 Hà Nội – Thái Nguyên, Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai,…

Mặc dù trên các trang địa chỉ doanh nghiệp có giới thiệu về website của doanh nghiệp này là trico.com.vn nhưng khi truy cập vào địa chỉ này thì website không tồn tại. Những thông tin khác trên internet về doanh nghiệp này cho thấy họ là doanh nghiệp đã cổ phần hóa, nhưng những thông tin về Trico lại khá ít ỏi và không hề cập nhật. Những thông tin mới nhất về họ có thời gian từ năm 2010.

 

(nhaquanly.vn)

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm