Việt Nam trao đổi nguồn gen cá chép, cá hồi vân với Ba Lan. Cống Cái Lớn, Cái Bé giúp tiết kiệm hàng chục tỷ đồng đắp đập tạm ngăn mặn. Giá thu mua nha đam tại vườn lên mức 2.800 đồng/kg. Campuchia là thị trường nhập khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam.
Việt Nam trao đổi nguồn gen cá chép, cá hồi vân với Ba Lan
Chia sẻ tại buổi Tiếp và làm việc với Thứ trưởng NN&PTNT Ba Lan Lếch Cô-oa-cốp xki, sáng 23/2, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, trên cơ sở Biên bản Phiên họp lần thứ nhất giữa 2 thứ trưởng, cơ quan chuyên môn thuộc Bộ NN-PTNT hai nước đã tích cực hợp tác giải quyết những vấn đề tồn đọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các mặt hàng nông sản và thực phẩn của Ba Lan và Việt Nam. Thời gian tới phía Việt Nam mong muốn hai biên tăng cường trao đổi các đoàn công tác chuyên môn, trao đổi công nghệ sản xuất và nguồn gen cá Chép, cá Hồi vân. Đồng tình tới nhận định của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Lếch Cô-oa-cốp xki cho biết, việc ký kết hoạt động hợp tác của hai nước vào tháng 6 năm ngoái đang được thực hiện rất hiệu quả. Phía Ba Lan cũng mong muốn hai trao đổi nguồn gen nước sẽ sớm hoàn thiện báo cáo nguy cơ dịch hại cho quả việt quất tươi và Việt Nam cử đoàn công tác sang Ba Lan kiểm tra thực tế. trao đổi nguồn gen
CỐNG CÁI LỚN, CÁI BÉ TIẾT KIỆM HÀNG CHỤC TỶ ĐỒNG ĐẮP ĐẬP TẠM NGĂN MẶN
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, việc vận hành cống Cái Lớn, Cái Bé kết hợp với các cống ven biển An Biên, An Minh và các cống ven sông Cái Lớn, Cái Bé để điều tiết nguồn nước cơ bản đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của dự án, đảm bảo ổn định nguồn nước, phục vụ sản xuất.Từ năm 2021 đến nay, khu vực thượng lưu cống Cái Lớn, Cái Bé thuộc địa bàn các huyện Châu Thành, Giồng Riềng và Gò Quao vào mùa khô không còn phải đắp hơn 120 đập tạm để ngăn mặn, tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng, vừa giảm ô nhiễm môi trường, vừa không ảnh hưởng đến giao thông thủy do việc đắp đập tạm gây ra.Từ khi cống Cái Lớn, Cái Bé đưa vào vận hành, khai thác cho đến nay, vùng sản xuất tại khu vực này chưa ghi nhận thiệt hại do xâm nhập mặn. Chỉ tiêu về độ mặn đã được kiểm soát hiệu quả theo từng thời điểm để phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
GIÁ THU MUA NHA ĐAM TẠI VƯỜN LÊN MỨC 2.800 ĐỒNG/KG
Theo ước tính của Grand View Research - đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và nghiên cứu thị trường có trụ sở chính ở Mỹ, thị trường các sản phẩm từ nha đam có thể đạt giá trị đến 2,67 tỉ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng bình quân 7,6%/năm.Tại Việt Nam cây nha đam được trồng nhiều nhất tại tỉnh Ninh Thuận với diện tích khoảng 350 ha và được xuất khẩu đi 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, Hoa Kỳ…Thời điểm này, nhiều nông dân cho biết giá thu mua nha đam lên mức 2.800 đồng/kg. Trung bình cây nha đam cho thu hoạch 10 lần mỗi năm với lợi nhuận từ 300 - 600 triệu đồng/ha.
CAMPUCHIA LÀ THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU PHÂN BÓN LỚN NHẤT CỦA VIỆT NAM
Theo Bộ NN&PTNT, thị trường nhập khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam vẫn là Campuchia. Theo sau lần lượt là Philippines, Malaysia và Hàn Quốc. Trong tháng 1, xuất khẩu phân bón sang Campuchia chiếm 26% trong tổng khối lượng và chiếm 25,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước, đạt 33.258 tấn, tương đương 16,43 triệu USD.Tính đến hết tháng 1/2023, xuất khẩu phân bón cả nước đạt hơn 127.000 tấn, xấp xỉ 64 triệu USD, giảm 62,8% kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu phân bón đẩy mạnh sản xuất, tăng cường các đơn hàng ở những tháng sau và tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác.