| Hotline: 0983.970.780

Bắc Bộ tiếp tục có mưa to trong những ngày tới

Thứ Hai 03/08/2020 , 16:21 (GMT+7)

Bắc Bộ tiếp tục có mưa từ 3-5/8, tổng lượng mưa phổ biến 100-250mm/đợt. Khu vực Việt Bắc và Đông Bắc có mưa to đến rất to 200-350mm/đợt, có nơi trên 400mm/đợt.

Cơn mưa chiều 2/8 đã làm nhiều tuyến đường tại TP. Hải Phòng bị ngập. Ảnh: Đinh Mười.

Cơn mưa chiều 2/8 đã làm nhiều tuyến đường tại TP. Hải Phòng bị ngập. Ảnh: Đinh Mười.

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 3-8/8, trên khu vực thượng lưu hệ thống sông Hồng-Thái Bình sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 3-6m, hạ lưu từ 2-4m. Đỉnh lũ trên sông Thao, sông Bùi, sông Cầu, sông Thương và Lục Nam có khả năng lên mức Báo động (BĐ) 1 và trên BĐ1. Lũ trên sông Bôi, các sông suối khu vực Bắc Bộ có khả năng lên mức BĐ2-BĐ3.

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc như: Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Thái Nguyên; ngập úng cục bộ tại các vùng thấp trũng, các khu đô thị.

Để chủ động ứng phó, đảm bảo an toàn về người và tài sản, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai (PCTT) & Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) các tỉnh, thành phố tập trung triển khai các nhiệm vụ ứng phó với diễn biến của mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1021/CĐ-TTg ngày 01/8/2020 và một số nội dung:

Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất. Chỉ đạo chính quyền cơ sở và lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn khi có tình huống nguy hiểm; khơi thông dòng chảy, nhất là trên các suối, khe cạn, các ao hồ có nguy cơ mất an toàn.

Bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; tuyên truyền, ngăn chặn không để người dân vớt củi trên sông, suối khi mưa lũ; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

Thông báo cho các chủ đầu tư có công trình đang xây dựng trên và ven sông, suối; các chủ phương tiện vận tải thuỷ, khai thác khoáng sản biết thông tin về mưa, lũ để chủ động có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình.

Kiểm tra công tác bảo đảm an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, hồ thuỷ điện nhỏ, công trình đang thi công, sửa chữa; bố trí lực lượng, vật tư, máy móc, thiết bị sẵn sàng ứng phó, xử lý khi có tình huống.

Rà soát, tổ chức triển khai các phương án phòng chống lũ trên hệ thống sông theo cấp báo động; tập trung theo dõi, giám sát các trọng điểm đê điều xung yếu để chủ động xử lý kịp thời khi có tình huống xảy ra.

Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên tổng hợp báo cáo tình hình diễn biến thiên tai, thiệt hại về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT trước 16 giờ hàng ngày.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

10 năm lực lượng kiểm ngư cùng ngư dân bám biển

Trong 10 năm qua, lực lượng kiểm ngư ngày đêm bám biển, điều động hơn 1.500 lượt tàu tuần tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên các vùng biển Việt Nam.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất