| Hotline: 0983.970.780

Hải Phòng: Hạ thấp mức nước đệm, đảm bảo tiêu úng khi có lượng mưa lớn

Thứ Hai 03/08/2020 , 08:59 (GMT+7)

Ứng phó ảnh hưởng bão số 2, lãnh đạo Hải Phòng chỉ đạo lực lượng chức năng trực 24/24, đảm bảo tiêu úng, gia cố đê điều, lưu ý công trình xây dựng, cây xanh.

Ông Nguyễn Đình Chuyến - Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng kiểm tra hệ thống đê tả sông Lạch Tray tại huyện An Lão sáng 2/8. Ảnh: Đinh Mười.

Ông Nguyễn Đình Chuyến - Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng kiểm tra hệ thống đê tả sông Lạch Tray tại huyện An Lão sáng 2/8. Ảnh: Đinh Mười.

Sáng 2/8, sau khi đi kiểm tra công tác phòng, chống bão số 2 (Sinlaku) tại huyện Vĩnh Bảo và huyện An Lão, ông Nguyễn Đình Chuyến - Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho biết, khả năng sẽ có mưa to trong 1 đến 2 ngày, các ngành, địa phương chú ý triều cường, chú ý ngập úng cho lúa và vấn đề đê cống.

“Các địa phương chủ động theo dõi sát tình hình diễn biến bão số 2, tập trung chỉ đạo các lực lượng chức năng trực 24/24 giờ, hạ thấp mức nước đệm, đảm bảo tiêu úng khi có lượng mưa lớn, gia cố tuyến đê, ứng trực kịp thời xử lý các tình huống xảy ra, lưu ý các công trình xây dựng, cây xanh… đảm an toàn người và tài sản”, ông Chuyến yêu cầu.

Theo Sở NN-PTNT Hải Phòng, trên địa bàn thành phố có 6 hệ thống công trình thủy lợi độc lập với 387 cống dưới đế, 696 trạm bơm điện tưới, tiêu nước và 3.833 tuyến kênh chìm từ cấp 3 trở lên… Trong đó, một số trạm bơm tiêu úng đã xuống cấp, hoạt động kém chất lượng, không đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.

Đối với hệ thống cống dưới đê, nhiều cống xung yếu, được xây dựng từ những năm 1960 - 1970, đến nay nhiều công đã bị hư hỏng nặng, một số cống, đập điều tiết trên bờ kênh khẩu độ nhỏ không đảm bảo tiêu thoát nước khi có mưa lớn, tình trạng bèo phát triển dày đặc trên nhiều tuyến kênh, làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc điều hành nguồn nước trên hệ thống và tiêu nước trong mùa mưa bão.

Gia cố đê ứng phó bão số 2 tại xã Trường Thọ, huyện An Lão. Ảnh: Đinh Mười.

Gia cố đê ứng phó bão số 2 tại xã Trường Thọ, huyện An Lão. Ảnh: Đinh Mười.

Trước tình hình này, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã chỉ đạo các địa phương tổ chức hoành triệt các cửa khẩu qua đê, các cống xung yếu dưới đê, rà soát, tổ chức sơ tán nhân dân tại khu vực trũng thấp, ven sông, ven biển, khu nhà cũ yếu, khu vực có nguy cơ sạt lở, khu nuôi trồng thủy sản ngoài đê và các chòi canh thủy sản trên sông, trên biển. Các Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi chủ động hạ thấp mực nước đệm trong các công trình thủy lợi để dự phòng có mưa lớn xảy ra.

Ghi nhận của NNVN, chiều 2/8, mưa lớn đã xảy ra trên diện rộng khiến một số tuyến phố úng ngập, tại Đồ Sơn triều cường dâng cao, sóng lớn, tại huyện Cát Hải có sóng nhỏ, trên đảo Cát Bà có khoảng gần 1 nghìn khách lưu trú, còn tại đảo Bạch Long Vĩ gió vẫn giật cấp 6, cấp 7, sóng cấp 6...

Về phòng chống bão số 2, tuy đã xác định bão sẽ không đổ bộ vào Hải Phòng, tuy nhiên, các địa phương đều đã khẩn trương triển khai công tác ứng phó, tàu bè và người lao động trên biển đã được đưa vào bờ hoặc nơi tránh, trú bão.

Lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn được duy trì 24/24, theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến của bão và sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu, còn các công ty thủy lợi đều đã chủ hạ mực nước đệm, đảm bảo việc tiêu nước trong hệ thống.

Thông tin với NNVN, ông Trần Quang Tường – Bí thư huyện đảo Bạch Long Vĩ cho biết: “Hiện có 203 tàu đỗ trong âu cảng, các tàu khác đã vận động vào đất liền. Bão đã đi qua, người và tài sản không sao cả, ngoài đảo không vấn đề gì”.

Xem thêm
Tổng cục Thuế chỉ đạo tinh gọn và siết chặt kỷ luật ngành

Tổng cục Thuế chỉ đạo toàn ngành tinh gọn bộ máy, siết chặt kỷ luật, đảm bảo hiệu quả công tác và hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh

YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.