| Hotline: 0983.970.780

Bảo hiểm Bảo an tín dụng lo thay 'gánh nặng' của khách hàng gặp rủi ro

Thứ Tư 27/03/2024 , 21:08 (GMT+7)

Bảo an tín dụng giúp bảo vệ tính mạng và sức khỏe của người vay vốn, đồng thời nâng cao điểm tín dụng cá nhân của khách hàng đối với tổ chức tín dụng.

Ngân hàng Agribank và Bảo hiểm Agribank chi trả quyền lợi cho gia đình chị Lê Thị Thương số tiền 400 triệu đồng.

Ngân hàng Agribank và Bảo hiểm Agribank chi trả quyền lợi cho gia đình chị Lê Thị Thương số tiền 400 triệu đồng.

Bảo hiểm Agribank chi nhánh Hải Phòng vừa phối hợp cùng Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Vân Đồn, Quảng Ninh chi trả quyền lợi bảo hiểm Bảo an tín dụng cho gia đình khách hàng Vũ Văn Khải với quyền lợi cơ bản lên tới 400 triệu đồng cùng quyền lợi bổ sung trợ cấp mai táng phí và hỗ trợ lãi tiền vay.

Chúng tôi gặp chị Lê Thị Thương - vợ của khách hàng Vũ Văn Khải, người không may mắc bệnh hiểm nghèo tại Vân Đồn, Quảng Ninh. Chị chia sẻ: “Tôi không biết nói gì hơn là cảm ơn Bảo hiểm Agribank. Chồng tôi không may mắc bệnh hiểm nghèo. Tôi mất đi một người thân, một trụ cột của gia đình. Nỗi đau ấy là quá lớn đối với tôi. Không những thế, trong những ngày bạo bệnh của chồng, nỗi lo về khoản vay nợ 400 triệu tại Agribank để đầu tư làm giàu vẫn luôn canh cánh. Bao câu hỏi mà không tìm được câu trả lời. Mẹ con, bà cháu tôi sẽ ở đâu nếu nhà bị ngân hàng xiết nợ? Tôi phải làm gì để có tiền trả nợ ngân hàng? Các cháu phải lấy tiền ở đâu ra để đi học… khi tiền vay đã đầu tư vào hết máy móc, thiết bị của chồng giờ không có người để làm... Nỗi lo ấy là quá lớn cùng với sự mất mát bất ngờ khiến tôi gần như gục ngã. Thế rồi Agribank thông báo khoản vay của chồng tôi được bảo hiểm! Tôi không phải trả nợ ngân hàng mà Bảo hiểm Agribank sẽ thay chồng tôi trả nợ cho ngân hàng cùng một phần lãi!"

Giọng chị Thương nghẹn ngào chia sẻ tiếp: Tôi không tin, thật sự tôi không tin vì khoản nợ những 400 triệu cơ mà! Bảo hiểm nào mà trả cả đống tiền như thế? Tôi vẫn không tin cho đến ngày 7/3/2024 vừa rồi, Bảo hiểm Agribank; Ngân hàng Agribank cùng đến để chi trả quyền lợi cho gia đình.

Tất cả vỡ òa! Tôi không còn mang nợ ngân hàng nữa! Cứ như giấc mơ ấy, giờ tôi có thể yên tâm làm việc để nuôi hai con đang còn đi học, nuôi mẹ già. Tôi cũng không ngờ chồng tôi lại lo xa thế, anh ấy đi xa rồi mà tôi thấy như vẫn gần cận, vẫn cùng tôi chia sẻ những khó khăn.

Khi cán bộ Bảo hiểm Agribank đặt câu hỏi: Khi chi trả nhiều tiền như thế cán bộ Bảo hiểm Agribank có “vòi vĩnh” hay gây khó dễ gì không? Chị Lê Thị Thương vội vàng nói “Không, không có gì đâu anh! Họ tốt lắm, biết tôi không rành về giấy tờ, thủ tục họ hướng dẫn tôi rất tỉ mỉ từ khâu làm giấy tờ, hồ sơ mà không đòi hỏi gì đâu! Mời họ uống nước thôi họ còn từ chối ấy chứ…  Nếu sau này mà tôi có vay tiền ngân hàng, hay có ai vay tiền ngân hàng tôi nhất định sẽ bảo họ phải mua bảo hiểm anh ạ. Nếu chẳng may có làm sao cũng đỡ đi gánh nặng cho những người ở lại…”

Tác giả bài viết này chợt nhớ đến câu chuyện của anh Giám đốc Agribank trên miền núi Tây Bắc năm nào, anh chia sẻ hoạt động tín dụng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro, chẳng may người vay vốn tử nạn, hoặc mất sức lao động thì khoản vay ấy gần như rơi vào nợ xấu phải khoanh nợ hoặc xử lý bằng tài sản thế chấp.

Nhìn họ nheo nhóc, cán bộ ngân hàng không thể đành lòng. Thế nên khi có Bảo hiểm Agribank, cán bộ ngân hàng đều khuyên người vay vốn nên mua cùng khoản vay bởi vòng quay của đồng vốn nhanh cũng phải vài tháng lâu có khi đến cả năm trời. Thời gian dài nên không thể tránh rủi ro, bảo hiểm là để giảm bớt rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng. Hơn nữa chi phí của bảo hiểm cũng chỉ có vài trăm ngàn đồng.

Câu chuyện của chị Lê Thị Thương chỉ là một trong số hàng trăm ngàn câu chuyện ấm tình người mà Bảo hiểm Agribank đang viết nên. Có thể thấy, với sứ mệnh đồng hành cùng khu vực "Tam nông", bảo vệ bà con trước các rủi ro bất ngờ không lường trước, sản phẩm Bảo hiểm Bảo an tín dụng của Bảo hiểm Agribank đã thể hiện được đúng vai trò là tấm lá chắn tài chính hiệu quả cho cả Ngân hàng và khách hàng của Agribank.

Bảo hiểm Agribank triển khai sản phẩm bảo hiểm Bảo an tín dụng với mục đích đồng hành cùng người nông dân trong cuộc sống. Đây là là loại hình bảo hiểm tự nguyện khuyến khích khách hàng tham gia bởi lợi ích to lớn và thiết thực là bảo vệ tính mạng và sức khỏe của người vay vốn, đồng thời nâng cao điểm tín dụng cá nhân của khách hàng đối với tổ chức tín dụng. Khi tham gia bảo hiểm bảo an tín dụng, trong trường hợp người vay tử vong do mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn,…

Bảo hiểm Agribank sẽ thay người vay trả nợ cho ngân hàng, tổ chức tín dụng trong phạm vi số tiền bảo hiểm của khách hàng. Qua đó người dân sẽ giảm thiểu được gánh nặng tài chính, ổn định cuộc sống, an tâm tiếp tục sản xuất phát triển kinh tế.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm