| Hotline: 0983.970.780

Bảo hiểm thiệt hại cây lúa: Cam kết mức bồi thường lên tới 20 triệu đồng/ha

Thứ Ba 24/12/2024 , 16:24 (GMT+7)

Bảo hiểm Agribank phát triển sản phẩm bảo hiểm thiệt hại cây lúa với mức phí chỉ 1%/năm, giúp nông dân yên tâm canh tác và đầu tư vào sản xuất nông nghiệp bền vững.

Bảo hiểm Agribank phát triển sản phẩm bảo hiểm cho cây lúa với mức phí chỉ từ 1%/năm, phù hợp với khả năng tài chính của nông dân. Ảnh: ABIC.

Bảo hiểm Agribank phát triển sản phẩm bảo hiểm cho cây lúa với mức phí chỉ từ 1%/năm, phù hợp với khả năng tài chính của nông dân. Ảnh: ABIC.

Trước những thách thức từ biến đổi khí hậu và thiên tai ngày càng khắc nghiệt, Bảo hiểm thiệt hại cây lúa do Bảo hiểm Agribank phát triển trở thành giải pháp bảo vệ tài chính thiết thực, giúp người nông dân yên tâm canh tác và đầu tư vào sản xuất nông nghiệp bền vững. Với mức phí hợp lý, chính sách linh hoạt và hỗ trợ bồi thường nhanh chóng, sản phẩm này không chỉ giảm thiểu tổn thất mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành lúa, gạo - lĩnh vực then chốt của nền nông nghiệp Việt Nam.

ĐBSCL với diện tích tự nhiên 4.092.000ha, trong đó 2.575.000ha đất dùng cho sản xuất nông nghiệp, là một trong các vùng sản xuất lúa gạo chính của Việt Nam. Sản lượng lúa tại vùng những năm gần đây luôn ổn định ở mức 24-25 triệu tấn, chiếm trên 55% sản lượng lúa sản xuất và trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu hộ sản xuất nông nghiệp trong vùng.

Sản lượng lúa tại vùng ĐBSCL những năm gần đây luôn ổn định ở mức 24-25 triệu tấn, chiếm trên 55% sản lượng lúa sản xuất và trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Ảnh: LHV.

Sản lượng lúa tại vùng ĐBSCL những năm gần đây luôn ổn định ở mức 24-25 triệu tấn, chiếm trên 55% sản lượng lúa sản xuất và trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Ảnh: LHV.

Với sản lượng lúa gạo lớn, ĐBSCL tạo ra khoảng 26-27 triệu tấn rơm rạ, trong đó 70% được đốt và vùi vào đất, 30% còn lại được thu gom sử dụng cho trồng nấm, phủ gốc cây trồng, đệm lót vận chuyển trái cây, là thức ăn gia súc. Việc đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường trong khi vùi rơm rạ vào ruộng ngập nước làm tăng phát thải khí methane (CH4) và khí nhà kính khác.

Trước bối cảnh trên, Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030".

Đề án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định hướng chuyển đổi phương thức canh tác lúa bền vững ở ĐBSCL và hình thành, phát triển các vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn ổn định lâu dài, bảo đảm chất lượng canh tác bền vững và hiệu quả.

Tham gia Đề án tại ĐBSCL, nông dân cần tuân thủ các tiêu chuẩn canh tác hiện đại, đòi hỏi đầu tư lớn vào giống, kỹ thuật và quy trình sản xuất. Tuy nhiên, hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng đặt ra nhiều thách thức. Sản phẩm bảo hiểm này chính là giải pháp hỗ trợ nông dân đối mặt với rủi ro.

Tham gia Đề án 'Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp', nông dân cần tuân thủ các tiêu chuẩn canh tác hiện đại, đòi hỏi đầu tư lớn vào giống, kỹ thuật và quy trình sản xuất. Ảnh: LHV.

Tham gia Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp", nông dân cần tuân thủ các tiêu chuẩn canh tác hiện đại, đòi hỏi đầu tư lớn vào giống, kỹ thuật và quy trình sản xuất. Ảnh: LHV.

Nhằm bảo vệ quyền lợi của người nông dân và góp phần vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp, theo Đề án 1 triệu héc ta lúa của Chính phủ, Bảo hiểm Agribank đã phối hợp nghiên cứu và phát triển sản phẩm BẢO HIỂM THIỆT HẠI CÂY LÚA với nhà tái bảo hiểm SwissRe đưa ra một giải pháp tài chính quan trọng giúp người nông dân vượt qua rủi ro thiên tai.

Khi tham gia sản phẩm, nông dân được hưởng các lợi ích nổi bật như: Bảo vệ mùa màng trước các rủi ro thiên tai như hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn; Bồi thường nhanh chóng; Hỗ trợ tài chính kịp thời để tái sản xuất, giảm áp lực tài chính; Chi phí hợp lý với mức phí chỉ từ 1%/năm, phù hợp với khả năng tài chính của nông dân; Linh hoạt lựa chọn nhóm rủi ro phù hợp với địa bàn canh tác; Tối ưu hóa sản xuất, khuyến khích đầu tư vào giống và công nghệ canh tác tiên tiến.

Tham gia sản phẩm bảo hiểm thiệt hại cây lúa, Bảo hiểm Agribank cam kết hỗ trợ nông dân với mức bồi thường lên tới 20 triệu đồng/ha. Ảnh: ABIC.

Tham gia sản phẩm bảo hiểm thiệt hại cây lúa, Bảo hiểm Agribank cam kết hỗ trợ nông dân với mức bồi thường lên tới 20 triệu đồng/ha. Ảnh: ABIC.

Thiên tai là mối đe dọa lớn đối với ngành nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là trồng lúa. Sản phẩm bảo hiểm này không chỉ bảo vệ quyền lợi của người nông dân mà còn góp phần ổn định sản xuất và nâng cao đời sống nông thôn. Đồng thời, đây là bước đệm để Việt Nam nâng cao vị thế nông sản trên thị trường quốc tế.

Bảo hiểm Agribank cam kết hỗ trợ nông dân với mức bồi thường lên tới 20 triệu đồng/ha. Hệ thống mạng lưới rộng khắp và đội ngũ tư vấn tận tâm đảm bảo minh bạch và kịp thời trong quá trình bồi thường.

Việc triển khai bảo hiểm thiệt hại cây lúa là tiền đề để Bảo hiểm Agribank phát triển thêm các sản phẩm bảo hiểm khác như bảo hiểm cây trồng, vật nuôi, và rủi ro thời tiết. Đây là chiến lược dài hạn để mang lại an toàn tài chính cho nông dân và thúc đẩy nông nghiệp bền vững.

Với bảo hiểm thiệt hại cây lúa, Bảo hiểm Agribank không chỉ cung cấp giải pháp tài chính mà còn xây dựng niềm tin lâu dài với nông dân, tạo động lực phát triển nông nghiệp hiện đại và hiệu quả.

Xem thêm
Xuất khẩu chè của Việt Nam 11 tháng đạt gần 235 triệu USD

Tính chung 11 tháng năm 2024, xuất khẩu chè của Việt Nam sang các thị trường chính tăng so với cùng kỳ năm 2023.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Bộ GTVT yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc- Nam

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh ra công yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.