| Hotline: 0983.970.780

Bão số 5 mạnh thêm 2 cấp và di chuyển nhanh, 5 tỉnh cấm biển

Thứ Năm 17/09/2020 , 09:31 (GMT+7)

Dự báo, bão số 5 có thể đổ bộ vào bờ biển Việt Nam từ khoảng 9 giờ sáng mai (18/9) với cấp gió mạnh nhất lên tới cấp 12, giật cấp 14.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường - Phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai chủ trì cuộc họp về ứng phó bão số 5 vào sáng 17/9. Ảnh: Minh Phúc.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường - Phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai chủ trì cuộc họp về ứng phó bão số 5 vào sáng 17/9. Ảnh: Minh Phúc.

Bão đi nhanh hơn và liên tục tăng cấp

Tại cuộc họp khẩn của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai vào sáng nay (17/9), ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, cho biết, so với 8 giờ sáng qua (16/9), bão số 5 có sự thay đổi cả về cường độ và quỹ đạo di chuyển.

Cụ thể, cường độ bão đã tăng thêm 2 cấp so với sáng qua (đạt cấp 10). Cường độ bão tăng khiến tốc độ di chuyển của bão nhanh hơn. Đồng thời qũy đạo của bão cũng đi lệch xuống phía Nam một chút so với dự báo ngày hôm qua.

Dự báo, bão số 5 có thể đổ bộ vào đất liền vào khoảng 9 giờ 18/9 ở khu vực Trung Trung bộ (phạm vi từ tỉnh Quảng Bình đến Quảng Nam) với cấp 10 - 11, mạnh nhất có thể đạt cấp 12, giật cấp 14.

Lượng mưa trong vùng ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 5 từ 200 - 300mm trong cả đợt, thời gian mưa tập trung từ tối nay cho đến ngày mai và kéo dài khoảng 36 giờ. Đặc biệt, vùng trọng tâm mưa ở các tỉnh từ Quảng Bình, Quảng Trị đến Thừa Thiên - Huế có thể lên tới 300 - 400mm.

Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin về diễn biến bão số 5. Ảnh: Minh Phúc.

Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin về diễn biến bão số 5. Ảnh: Minh Phúc.

Ông Trần Quang Hoài - Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, cho biết, hiện nay đang có sự mâu thuẫn về số liệu kiểm đếm tàu thuyền đánh cá hoạt động trên biển trong vùng nguy hiểm của bão.

Theo đại diện Tổng cục Phòng, chống thiên tai, số liệu của Bộ đội Biên phòng là 511 tàu, nhưng số liệu trên vệ tinh (được các tàu đánh cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình) lại là 1.221 tàu. Do đó, Tổng cục Thủy sản cần phối hợp với lực lượng Biên phòng để thống nhất số liệu và kêu gọi tàu thuyền ra khỏi vùng nguy hiểm.

Đối với các vùng sản xuất lúa, 30% diện tích lúa có thể thu hoạch được theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, còn 70% lúa đang làm đòng và chắc xanh, chưa chín.

Trong ngày hôm qua, 3 tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Huế đã cấm biển và hôm nay (17/9) các tỉnh Quảng Bình, Quảng Ngãi sẽ cấm biển trong ngày hôm nay.

Kích hoạt hệ thống tin nhắn đến hàng chục triệu thuê bao vùng nguy hiểm

Ông Trần Quang Hoài -  Phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, cho biết: Theo kế hoạch, khoảng 1,1 triệu người cần phải sơ tán ra khỏi vùng nguy hiểm. Tuy nhiên, theo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, việc sơ tán dân cần phải thận trọng và phù hợp tình hình thực tế, tránh gây hoang mang cho nhân dân.

Cuộc họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai ứng phó bão số 5. Ảnh: Minh Phúc.

Cuộc họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai ứng phó bão số 5. Ảnh: Minh Phúc.

“Tối qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo chính thức kích hoạt hệ thống tin nhắn đến 10,1 triệu thuê bao của người dân trong vùng ảnh hưởng của bão, và trong ngày hôm nay sẽ còn tăng thêm”.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Đối với các tàu đánh cá và 102 tàu vận tải hoạt động trên biển, Tổng cục Thủy sản, Bộ đội Biên phòng, Bộ Giao thông vận tải cần phối hợp chặt chẽ (kể cả thông báo cho các cảng vụ) để thông tin, thúc giục các tàu ra khỏi vùng biển nguy hiểm.

"Chúng ta không được phép quên thảm họa của cơn bão số 12 vào tháng 11/2017 khiến 10 tàu đắm cùng hàng chục người thiệt mạng tại vùng biển Quy Nhơn (Bình Định). Rất đau lòng và chúng ta không được phép quên.

Nguyên nhân bị đắm là do các tàu không neo đậu ở cảng mà neo đậu trên biển. Phải nhắc đi nhắc lại để không để xảy ra khiếm khuyết này trong công tác phòng, chống thiên tai”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Bên cạnh việc cấm biển, lãnh đạo 5 địa phương trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão số 5 từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Điểm cần xem xét tình hình thực tế, để cân nhắc chỉ đạo việc cho học sinh nghỉ học, đảm bảo an toàn cho các cháu.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, tại khu vực vùng núi rất dễ xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét; khu vực ven biển, vùng trũng dễ xảy ra ngập lụt, bởi vậy, cần có biện pháp bảo đảm an toàn cho nhân dân.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm