| Hotline: 0983.970.780

Bệnh đốm dầu trên cây cam quýt

Thứ Ba 09/11/2021 , 01:41 (GMT+7)

Bệnh đốm dầu xảy ra rất phổ biến trên cam quýt làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, gây ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng sản phẩm.

Cam quýt là loại cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, sâu bệnh hại là một trong những yếu tố gây trở ngại cho sự phát triển và làm tăng chi phí sản xuất. Một trong những bệnh hại khá nguy hiểm trên cam quýt là bệnh đốm dầu.

Bệnh đốm dầu thường gặp trên cam quýt được trồng ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Bệnh làm ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của cây, ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng và làm giảm giá trị thương phẩm. Ở nước ta, bệnh đốm dầu trên cam quýt cũng thường gây hại, nhất là vùng ĐBSCL, tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa thấy được quan tâm.

Bệnh đốm dầu thường gặp trên cam quýt.

Bệnh đốm dầu thường gặp trên cam quýt.

Triệu chứng bệnh

Bệnh tấn công vào các bộ phận của cây cam quýt như lá, cành, quả. Tuy nhiên, thường gây hại nặng ở lá cây cam quýt trưởng thành. Vết bệnh lúc đầu ở mặt dưới lá, có màu từ vàng đến nâu sẫm, đến đen và hơi nổi lên.

Khi các vết bệnh phát triển, chúng trở nên sẫm màu hơn và một đốm xanh tương ứng sẽ xuất hiện ở mặt trên của lá. Sau đó vết bệnh trên mặt lá cũng biến vàng, sẫm màu dần và chuyển màu đen nhờn bẩn. Các lá bị hại nặng sẽ rụng sớm trong mùa thu và mùa đông, làm giảm sức sống và năng suất của cây. 

Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển 

Bệnh đốm dầu cam quýt do nấm Mycosphaerella citri gây ra. Bệnh lây lan theo gió, theo nước… Bệnh thường phát triển mạnh trong vùng nhiệt đới mưa nhiều, có nhiệt độ và ẩm độ cao > 90%, hoặc thời tiết có nhiều mây mù, âm u, mưa dầm…

Trong điều kiện trồng mật độ cao, bón phân thừa đạm, cây quá xanh tốt, rậm rạp, kết hợp với vườn bị rợp bóng cây khác, nên luôn ẩm thấp… thì bệnh cũng thường nặng. Chính vì vậy, bệnh thường phát triển mạnh từ tháng 6 tới tháng 10 hàng năm. Mùa đông lạnh ở các tỉnh phía Bắc, bệnh thường dừng phát triển.

Các sản phẩm phòng trị hiệu quả bệnh đốm dầu trên cam quýt của Công ty Cổ phần BVTV Sài Gòn (SPC).

Các sản phẩm phòng trị hiệu quả bệnh đốm dầu trên cam quýt của Công ty Cổ phần BVTV Sài Gòn (SPC).

Những biện pháp phòng trừ có hiệu quả cao

Để quản lý bệnh đốm dầu trên cam quýt, cần áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp có thể áp dụng được. Trồng cây với mật độ thích hợp tùy giống (ví dụ cam giấy thì mật độ cần thưa hơn cam sành). Làm luống theo hướng đông - tây để các cây có thể nhận được ánh nắng suốt ngày, giúp vườn luôn thông thoáng, khô ráo.

Có hệ thống tiêu nước thật tốt sau khi mưa hay tưới, tránh nước tồn đọng, sẽ tạo độ ẩm cao trong vườn. Tỉa những cành sâu bệnh trước mùa mưa, hay trước khi vào vụ mới để vườn được thông thoáng, tránh để vườn rậm rạp. Bón phân cân đối đầy đủ, không được dư đạm để cây khỏe mạnh.

Sử dụng SPC-CAL để đảm bảo cung cấp đầy đủ canxi cho cây, giúp tăng sức chống chịu. Canxi còn làm giảm độ chua đất và chống xốp trái, nứt trái.

Sử dụng phân TANO-601 để cung cấp vi lượng cần thiết để tăng sức chống chịu sâu bênh, vừa làm tăng chất lượng trái.

Kiểm tra vườn cây thường xuyên để nắm chắc tình hình bệnh hại nhằm có biện pháp xử lý kịp thời. Khi phát hiện thấy vườn chớm bị bệnh, nên phòng trừ bằng một trong các loại thuốc sau: CLEARNER 75WP, hoặc DIPOMATE 430SC, hay SAIZOLE 5SC, nên phối hợp từng loại với dầu khoáng SK ENSPRAY 99EC để hạn chế sự thâm nhập của nấm và kéo dài hiệu quả phòng trừ.

Xem thêm
Xử phạt nhiều công ty, đại lý cung ứng phân bón giả, kém chất lượng

Cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai phát hiện, xử phạt nhiều công ty, đại lý cung ứng, phân phối phân bón giả chất lượng, kém chất lượng... cho bà con nông dân.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm