| Hotline: 0983.970.780

Bệnh đốm nâu hại ngô

Thứ Tư 14/06/2017 , 14:06 (GMT+7)

Trong những năm gần đây bệnh đốm nâu ngô thường phát sinh và phát triển ở các vùng trồng ngô tại khu vực Bắc miền Trung. Đặc biệt ở các vùng trồng ngô nhiều vụ liên tiếp nhau như các vùng đất bãi ven sông, đất chân đồi.

10-34-13_nh_1
Triệu chứng bệnh đốm nâu trên bẹ lá tại Cẩm Châu, Cẩm Thủy, Thanh Hóa (vụ xuân 2017)

Tuy nhiên do biểu hiện của bệnh thường ít rõ bên ngoài, nên nông dân khó nhận biết, ngoài ra từ trước đến nay ở Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến đối tượng bệnh hại này. Bệnh phổ biến trong vụ xuân 2017 ở hầu hết các giống ngô lai, tại các vùng trồng ngô như các huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc của Thanh Hóa; Anh Sơn, Đô Lương, Tân Kỳ của Nghệ An…

Quan sát cây nhiễm bệnh, trên bẹ lá xuất hiện các vết sọc màu nâu, trên phiến lá chủ yếu là các đốm nâu dọc theo gân chính. Khi bóc bẹ lá ra quan sát chúng ta mới thấy mức độ ảnh hưởng của bệnh, vết bệnh phía trong lan ra rộng hơn rất nhiều so với nhìn từ phía ngoài.

Hình thức gây hại này sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển nước, các chất dinh dưỡng lên lá cũng như quá trình vận chuyển năng lượng tổng hợp từ lá phát triển cây và kết hạt. Bộ lá nhanh tàn, năng suất và chất lượng sẽ giảm đáng kể. Nhiều vết bệnh liên kết với nhau có thể gây cháy lá, gãy ngang cổ lá, thối thân và đổ cây.

10-34-13_nh_2
Triệu chứng bệnh đốm nâu trên bẹ lá khi quan sát từ bên ngoài

Khi được hỏi về quản lý bệnh đốm nâu trên ngô, nông dân Bùi Thị Phượng ở thôn Trung Chính, xã Cẩm Châu, Cẩm Thủy, Thanh Hóa chia sẻ: “Tôi trồng ngô theo kinh nghiêm thôi, không biết bệnh này là bệnh gì, có những vụ bệnh gây hại nặng thấy thối bẹ. Ở đây miền núi, chúng tôi ít được tập huấn, nên chúng tôi mong được cán bộ hướng dẫn để chúng tôi làm theo”.

Cũng tương tự, nông dân Lê Văn Minh ở xóm Lê Xá 1, xã Yên Thái, Yên Định, Thanh Hóa khi được hỏi về sâu bệnh và kỹ thuật trồng ngô chia sẻ: “Ở đây tôi chỉ biết bệnh gỉ (gỉ sắt) còn bệnh này chúng tôi thấy nhiều vụ, nhưng không biết bệnh gì cũng không phòng trừ, chỉ thấy cây ngô thâm nâu”.

Bệnh đốm nâu trên ngô do nấm Physoderma maydis gây ra, loài này gây hại hầu hết trên các loài cây trồng, tuy nhiên phổ biến là bệnh đốm nâu trên ngô. Nấm thuộc chi Physoderma (được mô tả từ 1833), bào tử thường ngủ nghỉ vào mùa đông, mùa xuân và mùa hè thường phát sinh phát triển trong điều kiện ẩm độ và nhiệt độ cao.

10-34-13_nh_3
Triệu chứng bệnh đốm nâu trên bẹ lá khi tách bẹ quan sát từ bên trong

Thông thường bệnh xuất hiện ở những vùng, vụ có nhiều mưa và nhiệt độ cao. Bệnh gây hại trên lá, bẹ lá, thân và có thể có trên lá bi. Trên lá có thể thấy màu bất thường từ các đốm vàng nhỏ sắp xếp luân phiên giữa mô bệnh và mô khỏe, bệnh nặng lá có thể bị khô rụi.

Trên bẹ lá vết bệnh thường có màu nâu (như màu sô cô la), các vết bệnh có thể liên kết lại không định hình cụ thể, bệnh nặng các mô bị phân hủy, gây gãy ngang cổ, bẹ lá. Bệnh tấn công cả thân, gây gãy thân khi gặp gió. Nếu bệnh gây hại sớm, toàn bộ cây có thể sẽ lùn và không phát triển được.

Biện pháp phòng trừ: Hiện chưa có giống kháng cụ thể nào được công bố. Nên để phòng trừ hiệu quả bệnh đốm nâu trên ngô, cần thực hiện tốt các công tác sau:

- Vệ sinh ruộng, dọn sạch cỏ dại và tàn dư từ vụ trước mang ra khỏi ruộng tiêu hủy để giảm nguồn bệnh tích lũy.

- Nếu vùng có áp lực bệnh nặng các vụ, nên trồng hàng cách hàng thưa hơn, để giảm nhanh ẩm độ sau các đợt mưa, sương ẩm. Thông thường kiểu canh tác không theo hàng (chọc lỗ bỏ hạt) trên đất dốc chân đồi, bệnh thường phát triển mạnh.

- Tiến hành phòng trừ khi vết bệnh chớm xuất hiện, có thể sử dụng các thuốc có chứa Metalaxyl, Azoxystrobin, Difenoconazole, Propineb, Fosetyl-aluminium...

10-34-13_nh_4
Một số biểu hiện trên bẹ và áo bắp (lá bi)
10-34-13_nh_5
10-34-13_nh_6
Triệu chứng bệnh đốm nâu tại xã Vĩnh Quang, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa

Xem thêm
Người nuôi lợn trang trại, gia trại được gỡ nút thắt

QUẢNG BÌNH Tâm lý ngại dịch bệnh, thua lỗ, ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn được tháo gỡ khi mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ có đệm lót phát huy hiệu quả.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm