| Hotline: 0983.970.780

Lựa chọn hình thức sạ lúa phù hợp giúp nâng cao hiệu quả kinh tế

Thứ Năm 03/04/2025 , 14:17 (GMT+7)

ĐBSCL Việc lựa chọn hình thức gieo sạ lúa phù hợp giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, cân đối chi phí và tăng năng suất lúa, hướng đến tính kinh tế trong canh tác.

Gieo sạ lúa là một trong những bước canh tác quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển của lúa và vấn đề quản lý dịch hại về sau. Hiện nay, các phương thức gieo sạ lúa phổ biến gồm:

Sạ lúa là một trong những bước canh tác quan trọng. Ảnh: Thanh Tuyền.

Sạ lúa là một trong những bước canh tác quan trọng. Ảnh: Thanh Tuyền.

Sạ ngầm

Sạ ngầm là phương pháp gieo sạ trong điều kiện đất ruộng có khả năng thoát nước kém, điều kiện quan trọng để áp dụng hình thức sạ ngầm là nước trong. Nếu nước đục sẽ làm che ánh sáng, lúa sẽ không quang hợp được và chết.

Sạ ngầm là phương pháp gieo sạ trong điều kiện đất ruộng có khả năng thoát nước kém. Ảnh: Thanh Tuyền.

Sạ ngầm là phương pháp gieo sạ trong điều kiện đất ruộng có khả năng thoát nước kém. Ảnh: Thanh Tuyền.

Sạ lúa bằng tay

Sạ lúa bằng tay hay còn gọi là sạ lan là phương pháp sạ lúa truyền thống, nông dân sẽ tự tay rải hạt giống lên mặt ruộng sau khi làm đất kỹ. Hình thức này có ưu điểm là đơn giản, không cần thiết bị hiện đại nhưng tốn công lao động, mật độ cây lúa khó đồng đều.

Sạ lúa bằng tay hay còn gọi là sạ lan là phương pháp sạ lúa truyền thống. Ảnh: Thanh Tuyền.

Sạ lúa bằng tay hay còn gọi là sạ lan là phương pháp sạ lúa truyền thống. Ảnh: Thanh Tuyền.

Sạ lúa theo hàng

Sạ lúa theo hàng hay gọi tắt là sạ hàng là phương pháp sử dụng dụng cụ để rải hạt giống theo hàng với khoảng cách đều nhau. Hình thức này giúp cây lúa sinh trưởng đồng đều, tiết kiệm lượng giống, dễ dàng chăm sóc và quản lý dịch hại.

 

Sạ lúa bằng máy

Sạ lúa bằng máy là hình thức hiện đại hơn, sử dụng máy móc để rải hạt giống một cách chính xác và nhanh chóng, giúp giảm công lao động, tiết kiệm giống, tăng năng suất. Có hai loại máy gieo sạ phổ biến.

Máy sạ hàng: gieo hạt theo hàng với khoảng cách chuẩn, giúp quản lý cây trồng tốt hơn.

Máy sạ lan: rải hạt đều trên mặt ruộng, tiết kiệm thời gian nhưng khó kiểm soát mật độ cây lúa bằng máy sạ hàng.

Máy sạ hàng gieo hạt theo hàng với khoảng cách chuẩn, giúp quản lý cây trồng tốt hơn. Ảnh: Thanh Tuyền.

Máy sạ hàng gieo hạt theo hàng với khoảng cách chuẩn, giúp quản lý cây trồng tốt hơn. Ảnh: Thanh Tuyền.

Sạ lúa bằng máy bay (drone)

Việc ứng dụng máy bay không người lái (drone) trong quá trình sản xuất nông nghiệp đã không còn xa lạ với người nông dân.

Hiện nay, máy bay không chỉ sạ phân, phun thuốc mà còn hỗ trợ bà con trong khâu sạ lúa đầu vụ. Sạ lúa bằng máy bay là sử dụng máy bay nông nghiệp (drone) có trang bị bình sạ để thực hiện gieo sạ.

Hình thức này sẽ tiết kiệm được thời gian và công lao động vì máy bay sạ lúa rất nhanh, năng suất gieo sạ mỗi ngày là rất lớn, đồng thời độ đều của hạt giống sau khi sạ cũng rất cao. 

Việc lựa chọn hình thức sạ lúa phù hợp giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, cân đối chi phí và tăng năng suất. Ảnh: Thanh Tuyền.

Việc lựa chọn hình thức sạ lúa phù hợp giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, cân đối chi phí và tăng năng suất. Ảnh: Thanh Tuyền.

Lựa chọn hình thức sạ lúa phù hợp tập sẽ nâng cao tính kinh tế

Mỗi hình thức sạ lúa đều có ưu điểm riêng, tùy thuộc vào điều kiện canh tác, quy mô sản xuất và khả năng áp dụng máy móc nông cụ mà bà con hãy lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp. 

Việc lựa chọn hình thức sạ lúa phù hợp giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, cân đối chi phí và tăng năng suất lúa, hướng đến tính kinh tế trong canh tác.

Việc xử lý giống giúp cho hạt giống được cường lực ngay từ đầu, sinh trưởng và phát triển tốt. Ảnh: Thanh Tuyền.

Việc xử lý giống giúp cho hạt giống được cường lực ngay từ đầu, sinh trưởng và phát triển tốt. Ảnh: Thanh Tuyền.

Giải pháp xử lý giống với Plastimula 1SL cho mọi hình thức gieo sạ

Việc xử lý giống giúp cho hạt giống được cường lực ngay từ đầu, sinh trưởng và phát triển tốt. Do vậy, dù ở bất kỳ hình thức gieo sạ nào cũng cần xử lý giống.

Một giải pháp an toàn và tiện lợi để xử lý giống chính là sử dụng sản phẩm sinh học Plastimula 1SL.

Bà con chỉ cần ngâm hoặc trộn với Plastimula 1SL khi lúa giống nứt nanh ở liều lượng 20ml/10kg lúa giống. Khi đã trộn giống với Plastimula 1SL thì sau 6 – 12 tiếng, bà con hãy tiến hành gieo sạ trên đồng ruộng.

Plastimula 1SL sẽ giúp mầm mạnh rễ khỏe, giúp lúa lên đều và giảm công cấy dặm. Ảnh: Thanh Tuyền.

Plastimula 1SL sẽ giúp mầm mạnh rễ khỏe, giúp lúa lên đều và giảm công cấy dặm. Ảnh: Thanh Tuyền.

Ưu điểm khi xử lý giống với Plastimula 1SL là mầm lúa cũng như rễ lúa sẽ đạt độ cân đối và phát triển mạnh khỏe, phù hợp với tất cả hình thức gieo sạ.

Plastimula 1SL sẽ giúp mầm mạnh rễ khỏe, giúp lúa lên đều và giảm công cấy dặm.

Khi xử lý giống với Plastimula 1SL, rễ lúa sẽ phát triển vượt trội sau khi sạ, nhờ đó cây lúa non được nhanh chóng bám đất.

Plastimula 1SL sẽ cường lực để cây lúa sinh trưởng tốt, tăng cường đề kháng và mạnh mẽ phát triển, vượt qua các bất lợi của môi trường cũng như hạn chế dịch hại. Ảnh: Thanh Tuyền.

Plastimula 1SL sẽ cường lực để cây lúa sinh trưởng tốt, tăng cường đề kháng và mạnh mẽ phát triển, vượt qua các bất lợi của môi trường cũng như hạn chế dịch hại. Ảnh: Thanh Tuyền.

Khả năng hấp thu và trao đổi chất trong cây cũng sẽ được tối ưu từ sớm, do vậy bà con sẽ tiết kiệm được phân bón ngay từ đầu vụ, giảm chi phí đầu tư.

Plastimula 1SL sẽ cường lực để cây lúa sinh trưởng tốt, tăng cường đề kháng và mạnh mẽ phát triển, vượt qua các bất lợi của môi trường cũng như hạn chế dịch hại.

Khi có thắc mắc về kỹ thuật hoặc cần thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, quý bà con vui lòng liên hệ tổng đài 1800 1083 (miễn cước) hoặc các nền tảng facebook, zalo, tiktok, youtube của Công ty TNHH TM Tân Thành để được tư vấn và hỗ trợ.

Xem thêm
THANHDO GROUP kỷ niệm 10 năm thành lập và ra mắt bộ sản phẩm mới

Tối 29/3 tại TP. Hạ Long (Quảng Ninh), Công ty Cổ phần Nông nghiệp Thành Đô (THANHDO GROUP) tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và ra mắt bộ sản phẩm mới.

Tận dụng phụ phẩm protein sau giết mổ làm thức ăn chăn nuôi

EFPRA cho rằng đây là xu hướng tất yếu giúp bảo tồn tài nguyên, hạn chế lãng phí thực phẩm và tối ưu hóa việc sử dụng sản phẩm phụ trong thức ăn chăn nuôi.  

Giải pháp ổn định môi trường nước và kiểm soát EHP trong nuôi tôm

ĐBSCL EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là bệnh nguy hiểm cho nghề nuôi tôm hiện nay, làm cho nhiều vụ nuôi phải thu hoạch sớm, hoặc mất trắng. 

Đọc nhiều nhất

Bình luận mới nhất