| Hotline: 0983.970.780

Bệnh mốc sương trên ớt

Thứ Năm 23/09/2021 , 23:08 (GMT+7)

Bệnh mốc sương ớt xảy ra khá phổ biến nhất là ở những vùng trồng ớt tập trung làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, mẫu mã thậm chí bị chết hàng loạt.

Ớt là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Đây là loại rau ăn trái được xã hội tiêu thụ lớn và thường xuyên. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, nhà nông thường phải đối mặt với nhiều loài bệnh hại. Trong đó, bệnh mốc sương (sương mai) là một trong những loại bệnh hại nguy hiểm nhất với cây ớt. Bệnh mốc sương đã làm thiệt hại năng suất và chất lượng ớt, làm tăng chi phí phòng trừ dịch bệnh.

Bệnh mốc sương trên ớt. Ảnh: Minh Tuyên.
Bệnh mốc sương trên ớt. Ảnh: Minh Tuyên.

Bệnh mốc sương trên ớt. Ảnh: Minh Tuyên.

Triệu chứng 

Bệnh có thể gây hại trên tất cả các bộ phận của cây ớt. Trong điều kiện ẩm ướt, nơi vết bệnh mới của lá và trái được phủ một lớp nấm trắng mỏng. Vết bệnh rất dễ lan rộng, làm toàn bộ lá bị khô cháy. Bệnh làm cho quả bị thâm tái và teo tóp lại, sau đó làm cho quả bị thối. Bệnh cũng làm thân, cành bị thâm đen...

Tác nhân gây bệnh 

Bệnh do nấm Phytophthora sp. gây ra.

Điều kiện phát sinh phát triển

Trước khi trồng, vườn không được vệ sinh tàn dư cây vụ trước. Vườn được trồng ớt hoặc các cây như cà chua, khoai tây… liên tục nhiều năm, thiếu luân canh cây khác, hoặc vườn được trồng gần các cây kể trên cũng có nguy cơ lây bệnh cao.

Gieo trồng bằng giống nhiễm, trồng với mật độ dày, bón phân không cân đối và bị dư đạm, thiếu vi lượng, nên vườn cây rậm rạp. Quản lý nước không tốt, làm vườn thường xuyên ẩm thấp.

Vụ đông xuân, thường có nhiệt độ mát, ẩm độ không khí cao, ít nắng, đêm sương mù nhiều là điều kiện tối ưu cho bệnh phát triển.

Các sản phẩm phòng trị hữu hiệu bệnh mốc sương trên ớt và các loại cây ăn trái của Công ty CP BVTV Sài Gòn (SPC).

Các sản phẩm phòng trị hữu hiệu bệnh mốc sương trên ớt và các loại cây ăn trái của Công ty CP BVTV Sài Gòn (SPC).

Các biện pháp quản lý cho hiệu quả cao

Vệ sinh và tiêu hủy tàn tích bệnh hại trên ruộng, vườn trước khi trồng, nhất là vụ trước đã trồng các cây cùng ký chủ như cà chua, khoai tây, dưa, thuốc lá… Sử dụng giống kháng bệnh. Trồng với mật độ thích hợp, tránh trồng dày, dễ gây rậm rạp, ẩm thấp trong vườn.

Bón phân cân đối, bổ sung các nguyên tố trung, vi lượng để giúp tăng sức đề kháng của cây như phân bón lá TANO-601.

Lên luống cao và tưới tiêu nước hợp lý để vườn không bị ẩm thấp thường xuyên. Luân canh với cây trồng khác nếu vườn thường xuyên trồng ớt, hay cà chua, khoai tây.

Trong điều kiện thời tiết âm u ít nắng, sương mù nhiều, không khí ẩm thấp và mát, thì cần phòng ngừa trước bằng các loại thuốc sau: ALPINE 80WG, hay TREPPACH BUL 607SL, hoặc DIPOMATE 430SC. Nên phun 2 lần, luân phiên thuốc, cách nhau 4-5 ngày khi bệnh chớm xuất hiện trên vườn.

Xem thêm
Phân Bón Cà Mau bắt nhịp xu hướng nông nghiệp đô thị

TP.HCM Phát triển nông nghiệp đô thị là một xu hướng tại Việt Nam, đang được rất nhiều khách hàng là gia đình vùng đô thị quan tâm.

Quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang chồng chéo, xung đột

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang xung đột giữa các quy định hiện hành và mang nặng tính hình thức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?