Hiện nay, các vườn sầu riêng ở vùng Đông Nam bộ đang bước vào thời kỳ chăm sóc phục hồi cây chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo. Đây là thời điểm hết sức quan trọng quyết định thành bại cho mùa vụ tiếp theo, nên bà con hết sức lưu ý những vấn đề kỹ thuật sau để đảm bảo đủ sức khỏe cho cây, tiếp tục mang trái hiệu quả ở vụ tới.
Theo chia sẻ kinh nghiệm của nhiều nhà nông trồng sầu riêng lâu năm, sau thu hoạch xong, bà con để cây nghỉ ngơi từ 10-15 ngày, sau đó tập trung phục hồi vườn cây bằng các bước sau:
- Tỉa cành sau thu hoạch là một giải pháp kỹ thuật không thể thiếu, không chỉ tạo thông thoáng vườn cây, hạn chế sâu bệnh phát triển mà còn giúp cây nhanh phục hồi sức khỏe để tiếp tục hình thành mầm hoa cho vụ trái năm sau.
Bà con tiến hành cắt tỉa bỏ những cuống trái còn sót lại trên cành, tỉa bỏ các cành sâu bệnh, cành khô, cành ốm yếu, cành vượt che khuất ánh sáng và những cành mọc thấp hơn 1m kể từ mặt đất để hạn chế bệnh nứt thân xì mủ.
Đây là kỹ thuật hết sức quan trọng vì cây sầu riêng mang trái trên cành chính nên việc tỉa cành phải đảm bảo ánh sáng có thể chiếu bên trong tán, gió len vào bên trong tán giúp việc thụ phấn, quang hợp đạt được hiệu quả cao.
- Sau khi tỉa cành xong, bà con có thể xới xáo đất trong vườn và tiến hành phun rửa vườn bằng BM Copper Gold để làm sạch bệnh trên vườn cũng như hạn chế các nấm bệnh xuất hiện tấn công lên các vết cắt cành.
Kế tiếp là bón phân phục hồi vườn cây. Đây là biện pháp kỹ thuật thiết yếu giúp cây hồi phục khả năng sinh trưởng sau thời gian mang trái khá dài trên cây. Đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cây đầy đủ giúp cho cây có bộ cơi đọt hoàn chỉnh.
Bà con có thể bón phân hữu cơ khoáng Fertiganic 65 OM+ 3-2-2. Đây là phân hữu cơ mới với hàm lượng hữu cơ tinh khiết cao, chỉ số C/N tối hảo, giúp cây tăng cường hấp thu dưỡng chất, cải thiện khả năng giữ chất dinh dưỡng trong đất.
Sản phẩm còn có bổ sung khoáng Auruma chứa hơn 70 chất dinh dưỡng trung, vi lượng và đặc biệt là chứa các vi chất hiếm như Titanium, Selenium giúp cây tăng cường quang hợp và kích hoạt hệ vi sinh trong đất hoạt động mạnh mẽ.
Sau đó, bà con bón Entec 20-10-10+3S hoặc Entec 24-8-7 + 2S với liều lượng từ 1-3kg/cây để giúp đọt mập, chồi to. Quá trình này, bà con kết hợp phun kéo đọt với Hakaphos 30.10.10 + TE và Fetrilon combi để lá xanh dày bóng.
Theo nghiên cứu, để nuôi một trái sầu riêng thành thục phải cần có 330 lá. Vì vậy nhà vườn trồng sầu riêng làm sao tạo cho sầu riêng có bộ lá khỏe, xanh dày, bóng và hạn chế sâu, nấm bệnh tấn công ở giai đoạn này.
Bên cạnh đó, bà con cũng lưu ý thêm quan sát trừ rầy rệp nếu chúng xuất hiện trong vườn. Đến giai đoạn cuối lá lụa, bà con bón thêm phân bón Fruit Ace để già lá, cứng lá, đọt cây ra đều để giúp dễ xử lý ra bông về sau.
Đến cơi đọt thứ hai, bà con tiếp tục bón Entec 20-10-10+3S, hoặc Entec 24-8-7 +2S với liều lượng từ 1-3kg/cây kết hợp với phun kéo đọt bằng Hakaphos 30.10.10 combi để hỗ trợ cây ra đọt nhanh. Trong suốt quá trình này, bà con cũng cần chú ý phòng trừ các loại dịch hại như rầy rệp. Đến khi lá già, bà con bón Entec Special hoặc Nitroohoska Green để làm già cơi đọt trước khi siết (hãm) nước làm bông.
Trong quá trình xử lý ra đọt non, nên thường xuyên thăm vườn nhằm sớm phát hiện các loại bệnh hại như: Bệnh thán thư, bệnh thối gốc chảy nhựa, rầy, rệp… và côn trùng gây hại ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.