| Hotline: 0983.970.780

Bí quyết để con nghêu Bến Tre được cấp chứng nhận tiêu chuẩn MSC

Chủ Nhật 26/11/2017 , 07:21 (GMT+7)

Để thực hiện mục tiêu vừa khai thác, vừa bảo tồn và phát triển, người dân ở dây dùng cào sắt có phân loại kích cỡ nghêu để khai thác. Thường nghêu thịt khi đươc khai thác phải đạt kích cỡ từ 50-60 con/kg, nếu bé hơn thì nghêu đó cũng sẽ được giữ lại...

Bến Tre là tỉnh có nhiều lợi thế về nguồn lợi thủy sản, với 65 km chiều dài bờ biển và 4 cửa biển là hạ nguồn của 4 nhánh sông của dòng Mê Kông, tạo nhiều bãi bồi nên thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng  thủy sản, tạo ra nguồn tài nguyên biển phong phú với các loại tôm, cua, cá, mực, nhuyễn thể… Trong đó, nghề khai thác nghêu tại các cửa biển mang lại giá trị kinh tế cao và ổn định cho người dân vùng ven biển tại 3 huyện giáp biển của Bến Tre là Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú.

Hoạt động khai thác nghêu ở Bến Tre

Hiện nay, sản lượng khai thác nghêu ở Bến Tre gồm khai thác nghêu thịt và nghêu giống với diện tích vùng nuôi nghêu tập tập trung tại các HTX ước đạt 4.000ha. Tính từ đầu năm đến tháng 11 năm 2017, sản lượng khai thác nghêu thịt ở Bến Tre đạt 3.373 tấn, nghêu giống đạt 228 tấn. Bình quân sản lượng nghêu thịt các năm giai đoạn trước ước đạt trên 4.700 tấn/năm, mang lại giá trị kinh tế hàng trăm tỷ đồng. Nghêu thịt được ngư dân vùng ven biển Bến Tre coi như là một sản vật của thiên nhiên ban tặng, người dân nơi đây coi nghêu là tài sản chung, cùng khai thác cùng bảo vệ con nghêu.

Ông Võ Văn Thơm (60 tuổi) ở ấp Thới Lợi 2, xã Thới Thuận huyện Ba Tri, là một ngư dân chuyên nghề đi biển đánh bắt hải sản cho biết: “Hiện  khai thác nghêu tại xã Thới Thuận khi nghêu tới thời điểm khai thác nghêu giống, nghêu thịt để bán nghêu giống thì mọi người được vào khai thác tính công, ai làm nhiều được tính công nhiều, mỗi thùng được tính 350.000 đồng. Bên cạnh đó, gia đình tôi có 4 người là thành viên của HTX nên được chia thêm lợi nhuận gần 10  triệu đồng mỗi năm.”

Hiện nay, Bến Tre có 9 HTX nuôi trồng và khai thác nguồn lợi từ con nghêu trong đó có những HTX có doanh thu khai thác lớn hàng chục tỷ đồng mỗi năm như Rạng Đông, Đồng Tâm, Thanh Thủy, An Thủy, Thạnh Lợi,…

Ông Huỳnh Thanh Phương, PGĐ Kinh Doanh HTX Thủy Sản Rạng Đông cho biết: “Hiện nay, diện tích mặt nước vùng có nghêu sinh sống tại xã Thới Thuận ước tính gần 20.000 ha, nghêu tập trung nhiều khoảng 1.500ha do đó rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi và khai thác nghêu phát triển. Năm 2016, doanh thu khai thác nghêu của HTX đạt gần 46,7 tỷ đồng. Do đầu năm đến nay, một số lượng lớn nghêu chết nên đến thời điểm hiện tại doanh thu chỉ mới khoảng 20 tỷ đồng.

 Tuy nhiên, thời tiết năm nay không quá nóng, thuận lợi cho con nghêu phát triển, vì nghêu rất sợ nóng, nếu nắng nóng kéo dài trên 1 tháng thì nghêu sẽ chết. Dự kiến từ đây đến cuối năm tập trung khai thác để tăng sản lượng”.

Để thực hiện mục tiêu vừa khai thác, vừa bảo tồn và phát triển, người dân ở dây dùng cào sắt có phân loại kích cỡ nghêu để khai thác. Thường nghêu thịt khi đươc khai thác phải đạt kích cỡ từ 50-60 con/kg, nếu bé hơn thì nghêu đó cũng sẽ được giữ lại cho kỳ khai thác tiếp theo. Thông thường nghêu đến tháng tư, tháng năm là đến mùa nghêu sinh sản, để tránh tình trạng cạnh tranh thức ăn, nghêu chết, người ta cũng thường khai thác nghêu cám, nghêu trung đạt kích cỡ từ 200 đến  250 con/kg để bán nghêu giống khi số lượng chúng nhiều, giúp tăng doanh thu đáng kể từ việc bán nghêu giống.

Năm 2009 con nghêu Bến Tre được Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF), Hội đồng Bảo tồn biển quốc tế (MSC) cấp chứng nhận MSC, chứng chỉ MSC có giá trị như một giấy thông hành, đảm bảo phát triển thủy sản an toàn và là thương hiệu bảo hộ cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam. Khi sản phẩm được khai thác, có bảo vệ môi trường thì giá cá bán ra sẽ được tăng lên.

Ở Bến Tre, khi nghề khai thác nghêu được đánh giá theo tiêu chuẩn chứng nhận MSC, sản phẩm bán ra có giá tăng từ 25 – 30%. Nếu giá bán nghêu trước năm 2009 có giá 18.000 đồng/kg thì khi được cấp giấy chứng nhận MSC giá nghêu hiện nay đã tăng lên từ 20.000 -25.000 đồng/kg.

Khai thác nghêu bằng cào sắt để phân loại nghêu vừa khai thác vừa bảo tồn

Ông Huỳnh Văn Cung, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản Bến Tre, cho biết:  “Hiện nay, nghề nuôi nghêu ở Bến Tre có thuận lợi là được sự quan tâm và tạo điều kiện phát triển của các cấp lãnh đạo, các ngành của tỉnh, được sự đồng thuận của người dân trong việc khai thác và bảo vệ, phát triển. Các bãi nghêu của tỉnh chủ yếu ven biển, có thể phát triển về lâu dài. Nghêu Bến Tre đã trở thành biểu tượng con nghêu của Việt Nam trên thương trường quốc tế, bởi vì nghêu có kích cỡ thương phẩm lớn, chất lượng thơm ngon, đảm bảo ATTP đặc biệt đã được Hội đồng bảo tồn biển Quốc tế (Marine Stewardship Council) cấp chứng nhận tiêu chuẩn MSC. Vì thế, nghêu thịt chẳng những được tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu đi nhiều thị trường lớn trên thế giới như: EU, Bắc Mỹ, Tây Ban Nha, Hàn Quốc,…mang về giá trị lớn ngoại tệ. 

Để bảo vệ và phát triển con nghêu bền vững hơn nữa, trong thời gian tới  cần tập trung một số giải pháp sau: Thứ nhất, tiếp tục duy trì chứng nhận MSC cho con nghêu Bến Tre đảm bảo phát triển ổn định và bền vững.

Thứ hai, hằng năm đều có các khuyến cáo về kích cỡ, thời điểm khai thác đối với HTX nghêu; tăng cường quản lý khai thác nghêu giống tại các HTX. Thứ ba, phối hợp với viện, trường xây dựng các mô hình nuôi nghêu bền vững han chế tình trạng nghêu chết xảy ra hàng loạt như những năm trước đây.

Ngoài ra, Chi cục cũng tham mưu đề xuất các chính sách phát triển nuôi nghêu trên các bãi bồi nhằm tăng năng suất, sản lượng góp phần tăng giá trị xuất khẩu cho tỉnh nhà.”

“Khi sản phẩm được khai thác, có bảo vệ môi trường thì giá cá bán ra sẽ được tăng lên. Ở Bến Tre, khi nghề khai thác nghêu được đánh giá theo tiêu chuẩn chứng nhận MSC, sản phẩm bán ra có giá tăng từ 25 – 30%. Nếu giá bán nghêu trước năm 2009 có giá 18.000 đồng/kg thì khi được cấp giấy chứng nhận MSC giá nghêu hiện nay đã tăng lên từ 20.000 -25.000 đồng/kg.”

 

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Chung kết hội thi 'Cán bộ Agribank tài năng - thanh lịch' năm 2024

Chung kết hội thi có sự góp mặt tranh tài của 20 đơn vị xuất sắc đại diện cho 173 Công đoàn cơ sở của Agribank khắp cả nước tham gia.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.