| Hotline: 0983.970.780

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nói về 'bổn phận và trách nhiệm' với dân

Thứ Sáu 18/06/2021 , 11:10 (GMT+7)

Sau khi được bầu làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh, thay mặt Thường trực HĐND tỉnh, ông Nguyễn Xuân Ký đã có bài phát biểu hết sức sâu sắc về trách nhiệm với dân.

Sáng 18/6, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ nhất. Kỳ họp đã tiến hành bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và trưởng các ban HĐND tỉnh.

Kết quả, ông Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIII, được bầu tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch HĐND tỉnh Khóa XIV với số phiếu bầu tuyệt đối, 66/66 đại biểu tán thành, đạt 100%.

Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh 

Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh 

Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh khóa XIII, được bầu tiếp tục giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Khóa XIV, với số phiếu bầu là 66/66, đạt 100%. Ông Lê Văn Ánh, Bí thư Thành ủy Móng Cái, trúng cử chức vụ Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV, với số phiếu bầu là 66/66, đạt 100%.

Tại phiên làm việc này, HĐND tỉnh đã thống nhất chốt danh sách, số lượng bầu Trưởng, Phó các Ban của HĐND tỉnh là 3 người và số lượng bầu Phó Trưởng các Ban của HĐND tỉnh là 3 người. Theo đó, 100% đại biểu HĐND tỉnh đã tán thành bầu bà Bùi Thị Hương được bầu giữ chức vụ Trưởng ban Ban Kinh tế - Ngân sách; bà Vũ Thị Diệu Linh giữ chức vụ Trưởng ban Ban Văn hóa - Xã hội; bà Nguyễn Thị Huệ giữ chức vụ Trưởng ban Ban Pháp chế; bà Vũ Ngọc Hà giữ chức vụ Phó Trưởng ban Ban Kinh tế - Ngân sách; bà Bùi Thị Thu Hà giữ chức vụ Phó Trưởng ban Ban Văn hóa - Xã hội; bà Phạm Thị Hồng Hạnh giữ chức vụ Phó Trưởng ban Ban Pháp chế.

Ông Vũ Hồng Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XIV, tặng hoa chúc mừng các đồng chí trúng cử - Ảnh: Đỗ Phương

Ông Vũ Hồng Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XIV, tặng hoa chúc mừng các đồng chí trúng cử - Ảnh: Đỗ Phương

Thay mặt Thường trực HĐND tỉnh, phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, khẳng định: Tập thể Thường trực Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh sẽ tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất phối hợp công tác. Mỗi đồng chí trong Thường trực HĐND tỉnh, các ban HĐND tỉnh và mỗi đại biểu HĐND tỉnh đề cao tinh thần gương mẫu, ra sức củng cố, thắt chặt mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, quan tâm giải quyết thấu đáo, đến cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chính đáng của cử tri và nhân dân.

"Thường trực HĐND tỉnh nhận thức rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, ra sức học tập, tu dưỡng, thực hành đạo đức 'Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư', phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì nhân dân, vì tỉnh Quảng Ninh ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Lấy sự hài lòng của cử tri, nhân dân để làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chức bộ máy cũng như phẩm chất, năng lực, uy tín và kết quả công tác của từng đồng chí trên mỗi cương vị, nhiệm vụ được giao để xứng đáng với niềm tin tưởng của Đảng bộ, cử tri, nhân dân và các đại biểu HĐND tỉnh", ông Nguyễn Xuân Ký nói.

Để thực hiện mục tiêu đến năm 2025 Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của phía Bắc; HĐND, Thường trực HĐND, các ban HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ kế thừa, phát huy kinh nghiệm và những thành tựu đạt được của HĐND tỉnh khóa XIII và các khóa trước đây, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa về tổ chức và hoạt động, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, thực hiện tốt nhất chức năng, nhiệm vụ bằng việc làm, hành động cụ thể, xứng đáng với sự tin tưởng, kỳ vọng của cử tri và nhân dân trong tỉnh.

Trong đó, HĐND tỉnh sẽ chú trọng ban hành các nghị quyết về cơ chế, chính sách, biện pháp khơi thông các điểm nghẽn, nút thắt, huy động, phân bổ, kết nối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực; cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả đầu tư công theo hướng tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, khắc phục mọi biểu hiện phân tán, kiên trì thực hiện có hiệu quả phương châm "Lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư", thúc đẩy đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) và xã hội hóa; ngân sách tập trung chi cho an sinh xã hội và các công trình có tính chất động lực lan tỏa nhằm thực hiện bằng được 3 khâu đột phá được Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh xác định.

Kiên trì đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi phương thức phát triển từ "nâu" sang "xanh", nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế và chất lượng tăng trưởng; chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, tăng nhanh quy mô trong GRDP và tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. 

Ông Ký cho biết, trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, từng bước đi, chính sách của địa phương cần thể hiện tính gắn kết, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế nhanh, bền vững với phát triển văn hóa, con người, xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh; giữa đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa gắn với nâng cao hiệu quả kinh tế đô thị, xây dựng nông thôn mới, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền, chăm lo bảo đảm an sinh xã hội, tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng sống mọi mặt của nhân dân.

Xem thêm
Quảng Nam sẽ là trung tâm sản xuất, cung ứng giống sâm Ngọc Linh

Mục tiêu đến năm 2035, tỉnh Quảng Nam phấn đấu trồng 10.000ha sâm Ngọc Linh, phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế, có giá trị xuất khẩu cao.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Sóc Trăng ‘vướng’ phân định ranh giới quản lý khu vực biển

Việc phân định ranh giới quản lý khu vực biển đang ảnh hưởng đến tiến độ cung ứng vật liệu cát phục vụ thi công cao tốc của Sóc Trăng.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!

Mặc dù có thể giảm thiểu nhưng việc loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm song song với phát triển kinh tế tại các làng nghề hiện vẫn là thách thức lớn.