| Hotline: 0983.970.780

Bị truy thu 11,5 tỷ đồng tiền tiết kiệm, Cty Sông Tích nói gì?

Thứ Năm 23/03/2017 , 07:30 (GMT+7)

Trước những bức xúc của công nhân Cty Thủy lợi Sông Tích về việc bị truy thu 5% lương năm 2013 và 10% lương năm 2014 với tổng số tiền khoảng 11,5 tỷ đồng...

Trước những bức xúc của công nhân Cty Thủy lợi Sông Tích về việc bị truy thu 5% lương năm 2013 và 10% lương năm 2014 với tổng số tiền khoảng 11,5 tỷ đồng, được phản ánh trên Báo NNVN ngày 16/3 vừa qua, Cty TNHH MTV Thủy lợi Sông Tích đã có ý kiến giải trình.

13-30-12_nh-1-1
13-30-12_nh-1-2
Một bảng danh sách truy thu thu nhập năm 2013 của cán bộ Xí nghiệp thủy lợi Phúc Thọ (thuộc Cty Thủy nông Sông Tích)
 

Lãnh đạo và các phòng chuyên môn Cty Thủy lợi Sông Tích cho biết: Theo chủ trương tiết kiệm chi phí cho hoạt động thường xuyên, kinh phí đặt hàng của các Cty thủy lợi của HĐND TP Hà Nội, ngay từ khi đặt hàng dịch vụ thủy lợi của những năm 2013 - 2015, TP Hà Nội đã trừ luôn tiền tiết kiệm (5% của năm 2013 và 10% năm 2014, 2015) trên tổng kinh phí đặt hàng với các doanh nghiệp thủy nông.

Sau khi được phân bổ kinh phí đặt hàng (đã bị trừ % tiết kiệm), đáng lẽ Cty Thủy lợi Sông Tích phải thực hiện tiết kiệm đồng đều các khoản mục chi gồm: tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương của số lao động trực tiếp; BHXH, BHYT, BHTN; ăn ca; khấu hao tài sản cố định trực tiếp phục vụ sản xuất; nguyên nhiên vật liệu… Đồng thời, bố trí đủ nguồn kinh phí sửa chữa thường xuyên 28% trong tổng kinh phí đặt hàng của TP.

Tuy nhiên, do nguyên nhân khách quan, có rất nhiều khoản mục chi, Cty không thể thực hiện tiết kiệm được. Ví dụ, theo định mức kinh tế - kỹ thuật do thành phố ban hành, Cty được phê duyệt 9,2 triệu kw điện. Thực tế, Cty chỉ sử dụng hơn 8 triệu kw điện.

Trớ trêu là, khi quyết toán, đơn giá điện mà Bộ Công thương đưa ra thời điểm thanh toán lại cao hơn so với đơn giá mà TP phê duyệt từ trước. Do đó, kinh phí tiền điện chi trả thực tế đã bị vượt định mức. Việc không tiết kiệm được là do yếu tố khách quan (giá điện tăng cao), không phải do đơn vị sử dụng không tiết kiệm được.

Cty cũng không thể tiết kiệm được kinh phí chi trả BHXH, vì phải trả theo số lượng người lao động thực tế. Trong khi đó, quy định của Luật BHXH còn tăng tỷ lệ đóng BHXH cho người lao động từ 23 – 24%. Cùng với đó, người lao động còn được nâng bậc lương, bậc nghề theo quy định của Bộ luật Lao động.

Trước đây, quan điểm của Cty là không trừ % tiền tiết kiệm lương của cán bộ, công nhân viên và người lao động (theo quy định là Cty phải tiết kiệm - PV). Bởi vậy, để có tiền bù đắp chi phí tăng thêm các khoản mục BHXH và điện năng, đồng thời thực hiện tiết kiệm theo chủ trương của TP, Cty đã tiết giảm tối đa các chi phí khác như quản lý, chi phí nguyên nhiên vật liệu.

Đặc biệt, do Cty quản lý công trình và bảo quản thiết bị máy móc tốt nên không cần bố trí đủ nguồn sửa chữa thường xuyên đủ 28% tổng kinh phí đặt hàng của TP (số tiền này được bù vào tiền tiết kiệm).

Tuy nhiên, năm 2016, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm tra công tác thu chi của Cty, yêu cầu Cty phải bố trí nguồn để hoàn trả kinh phí sửa chữa thường xuyên chưa thực hiện đủ là 28% trong 3 (năm 2013 – 2015).

Hiện Cty đã thực hiện vay Ngân hàng NN- PTNT Sơn Tây số tiền trên và nộp vào ngân sách TP trước ngày 31/12/2016. Để có kinh phí hoàn trả ngân hàng, Cty buộc phải thực hiện việc rà soát các khoản chi phí chưa thực hiện tiết kiệm trong 2 năm (trong đó có khoảng 10,6 tỷ đồng tiền tiết kiệm lương cán bộ, công nhân viên và 872 triệu đồng công ty thực hiện tiết kiệm các khoản chi khác). Việc thực hiện tiết kiệm 5% năm 2013, 10% năm 2014 chỉ nằm một phần ở phần lương tăng thêm của cán bộ công nhân viên, người lao động.

 

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Trữ nước ngọt cho mùa khô

Tiền Giang Để chủ động sản xuất trong mùa khô, ngành chức năng và người dân tỉnh Tiền Giang bắt tay vào công tác tích trữ nước ngọt và các giải pháp ứng phó xâm nhập mặn.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.