| Hotline: 0983.970.780

Công nhân thuỷ nông Hà Nội gửi 'tâm thư' cho Chủ tịch Nguyễn Đức Chung

Thứ Hai 20/03/2017 , 08:33 (GMT+7)

Chiều 16/3, các công nhân thuỷ nông của Cụm 2 - Xí nghiệp Thuỷ nông Phúc Thọ (Cty ĐT-PT Thuỷ lợi Sông Tích) đã chia sẻ đến NNVN một bức “tâm thư” mà họ gửi đến Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung...

Giám đốc đương nhiệm một Cty thuỷ nông ở Hà Nội (đề nghị được giấu tên) đã chia sẻ với tác giả bài viết rằng: “Vừa rồi, anh đi xuống cơ sở, khi công nhân ý kiến về chuyện tiền lương bị chậm mà cảm thấy nghẹn ngào. Trong đầu mình hình dung ra cảnh một con chim mẹ đi tìm mồi về cho con, nhưng khi về đến tổ, đàn con cứ há miệng ra mà mẹ chẳng có gì ngậm ở mỏ. Rất xót xa!”.

08-35-06_nh-thuy-loi-2
“Tâm thư” công nhân thuỷ lợi Sông Tích gửi Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội

 

Cũng theo vị giám đốc trên, nhiều cán bộ, công nhân viên ngành thuỷ nông tuy không có bằng cấp cao, nhưng họ nhận thức tốt về vị trí công tác. Họ ý thức được rằng, việc phục vụ sản xuất nông nghiệp là một nhiệm vụ thiêng liêng, tạo ra của cải nuôi sống con người. Dù không nhận được lương hàng tháng, họ vẫn miệt mài làm việc trên những con kênh, cánh đồng.

Mấy tháng nay, lãnh đạo Cty động viên họ hết sức cố gắng để vượt qua những ngày khó khăn này. Vì suy cho cùng, mọi chế độ xã hội, mọi chính sách xã hội nếu không vì mục tiêu con người thì đều trở nên vô nghĩa. Ông tin rằng, lãnh đạo thành phố Hà Nội luôn hành động theo tư duy này...

Chiều 16/3, các công nhân thuỷ nông của Cụm 2 - Xí nghiệp Thuỷ nông Phúc Thọ (Cty ĐT-PT Thuỷ lợi Sông Tích) đã chia sẻ đến NNVN một bức “tâm thư” mà họ gửi đến Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Cuối thư có 20 chữ ký đại diện cho công nhân của đơn vị.

08-35-06_nh-thuy-loi-1
Một buổi làm việc vất vả của công nhân thuỷ lợi
 

Trong thư có đoạn: “Thời gian qua, chúng tôi tập trung cao độ, làm việc không kể thời gian lắp máy dã chiến, nạo vét kênh mương, đắp bờ giữ nước, duy trì tốt hệ thống. Vận hành đưa nước để nhân dân cấy hết diện tích lúa, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Công việc của chúng tôi đều được địa phương ghi nhận.

Tuy nhiên, là người lao động trực tiếp sống bằng đồng lương nhà nước mà hiện tại đã hơn 4 tháng nay, hơn 800 công nhân viên của Cty TNHH MTV Thuỷ lợi Sông Tích không được một đồng lương nào, cuộc sống chúng tôi quá vất vả.

Có những gia đình hai vợ chồng đều làm cùng công ty, có những đồng chí vợ mất mẹ già ốm, bản thân và con trai mắc bệnh nan y cuộc sống cùng cực, khó khăn. Nếu tình trạng nợ lương công nhân kéo dài, công nhân lao động khó lòng đảm bảo tiếp tục hoàn thành được công việc trong thời gian tới...

Cho đến nay, CBCNV toàn công ty còn nhận được danh sách Cty gửi xuống cho các đơn vị và ghi truy thu thu nhập năm 2013 và 2014. Như vậy hiện nay, đã 4 tháng chúng tôi chưa nhận được một đồng lương nào mà lại có chủ trương truy thu thu nhập trong hai năm 2013 và 2014 vậy làm sao chúng tôi có thể yên tâm công tác phục vụ nhân dân”.

"Chịu đựng đã đến giới hạn rồi"

“Và quả thực, anh em chịu đựng thì cũng có giới hạn thôi. Nếu cứ bị “treo” lương mãi, tự khắc anh em phải bỏ nghề để kiếm kế mưu sinh. Chẳng lẽ chịu chết đói à? Tâm thế của người lao động có thể nói là đến giới hạn rồi. Và nếu không có biện pháp ổn định tâm lý cho anh em, có lẽ họ sẽ lãn công chưa biết chừng”, cán bộ một Cty thủy nông.

 

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.