| Hotline: 0983.970.780

Biến chất thải chăn nuôi thành phân hữu cơ thân thiện môi trường

Thứ Hai 10/06/2019 , 08:33 (GMT+7)

Nhiều hộ nuôi bò ở xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đã biết cách tận dụng phân bò làm phân hữu cơ bón cho cây trồng, tăng độ phì nhiêu, màu mỡ của đất.

17-10-37_1_mo_hinh_su_dung_nuoc_thi_cong_trinh_khi_sinh_hoc_lm_phn_bon_cho_cy_cu_gi_dinh_nh_hi
Mô hình sử dụng nước thải công trình khí sinh học làm phân bón của anh Hải. Ảnh: TD.

Đến ấp Bắc Dần, xã Phú Mỹ hỏi nhà anh Trần Hoàng Hải thì người dân địa phương ai cũng biết và tận tình chỉ dẫn. Bởi anh Hải là một trong những nông dân đi tiên phong trong phong trào chăn nuôi, lấy chất thải làm khí đốt tiết kiệm chi phí sinh hoạt và tận dụng triệt để bã thải để làm phân hữu cơ.

Anh Hải cho biết: “Tôi được tham gia nhiều lớp tập huấn và học tập kinh nghiệm từ mô hình. Khi chăn nuôi đã tận dụng phân bò thải đưa vào hầm biogas tạo khí đốt và xây bể lắng để lấy nước thải tưới cho cỏ. Riêng chất cặn bã mà biogas thải ra phơi khô làm phân bón cho cây trồng. Từ đó vừa tiết kiệm được tiền mua phân bón, vừa tiết kiệm được tiền mua gas phục vụ nấu nướng. Đặc biệt, cách làm này rất thân thiện, không gây ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe cho gia đình”.

Nhận định của anh Hải, hiện nay, nếu sử dụng phân bón hóa học lâu ngày sẽ làm mất đi sự tơi xốp, màu mỡ vốn có của đất, cây trồng chậm lớn, cằn cỗi. Trái lại, nếu tận dụng phân gia súc qua xử lý bón cho cây trồng vừa không độc hại, vừa giữ được độ màu mỡ cho đất trồng.

“Tôi áp dụng cách làm này đã vài năm nay, hiệu quả lắm, cây trồng phát triển nhanh. Tôi mừng vì tiết kiệm được số tiền từ việc mua phân bón hóa học”, anh Hải vui vẻ nói.

17-10-37_2_hm_biogz_giup_gi_dinh_nh_tiet_tiem_duoc_nhieu_chi_phi_sinh_hot_gi_dinh
Hầm biogas giúp hộ chăn nuôi tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Ảnh: TD.

Hiện gia đình anh Hải có 9 con bò sữa (2 con đang cho sữa) và 6 con bò thịt. Trung bình mỗi tháng anh có thu nhập hơn 6 triệu đồng. “Xây hầm biogas xài rất hiệu quả, nấu nướng không tốn kém tiền gas, phân thải được xử lý thành nước tưới cỏ. Xây dựng bể chứa bã thải từ biogas là mô hình trình diễn nên được nhà nước hỗ trợ 100%. Đây là cách làm tôi rất tâm đắc vì xử lý được ô nhiễm môi trường”, anh Hải cho biết thêm.

Nhận định về cách làm của anh Hải, ông Phạm Minh Tú, Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Mỹ Tú cho biết: “Mô hình sử dụng nước thải sau biogas để tưới cỏ phục vụ cho chăn nuôi của anh Hải là cách làm hay, cần được nhân rộng. Tiện ích thứ nhất là khi phân đưa vào hầm biogas xử lý làm khí đốt thì nguồn phân thải được đưa sang bể lắng để xử lý làm nước tưới cỏ, còn số cặn bã sẽ được phơi lấy lên phơi khô làm phân bón cho cây, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người”.

Theo ông Tú, bã thải từ phân gia súc có chứa hàm lượng dinh dưỡng, khoáng chất rất nhiều nên khi tưới, cỏ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và phát triển tốt. Cách làm này sẽ tiết kiệm tiền mua phân bón. Đồng thời, rút ngắn được thời gian sinh trưởng của cây cỏ.

17-10-37_3_nuoi_hinh_nuoi_bo_su_cu_gi_dinh_nh_hi
Mô hình nuôi bò sữa của anh Hải. Ảnh: TD.

“Hiện ở Mỹ Tú người dân trồng nhiều nhất là cỏ VA06, cỏ sả… thời gian thu hoạch từ 40 –  45 ngày. Nhưng nếu sử dụng nước thải từ biogas để tưới cỏ, thì chỉ khoảng 30 – 35 ngày là thu hoạch mà hàm lượng dinh dưỡng của cỏ vẫn đảm bảo, năng suất vẫn ổn định. Nếu không xử lý thì phân bò sẽ gây hôi thối, ô nhiễm môi trường", ông Tú nói.

“Dù là chất thải nếu biết tận dụng triệt để không bỏ thứ gì thì sẽ phát sinh lợi nhuận, môi trường trong lành. Hiện trên địa bàn huyện Mỹ Tú có 8 mô hình áp dụng bể lắng chất thải lấy bã làm phân hữu cơ. Nếu có điều kiện huyện sẽ tổ chức hội thảo, lấy ý kiến và cho người dân tham quan, học hỏi để nhân rộng”, ông Phạm Minh Tú.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm