| Hotline: 0983.970.780

Bình Liêu phát huy thế mạnh nông nghiệp

Thứ Sáu 09/12/2016 , 15:05 (GMT+7)

Với những cây trồng đặc sản, mang lại giá trị kinh tế cao, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đang tập trung nhiều giải pháp phát huy những thế mạnh này,...

Với những cây trồng đặc sản, mang lại giá trị kinh tế cao, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đang tập trung nhiều giải pháp phát huy những thế mạnh này, tạo những vùng SX nông nghiệp hàng hóa tập trung, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM).


Miến dong là một trong những sản phẩm đặc trưng của Bình Liêu
 

Gia đình anh Phùng Cắm Lìn ở bản Sông Móoc A, xã Đồng Văn (Bình Liêu) có hơn 2ha đất trồng cây hồi với hơn 2.000 gốc. Đang vào vụ thu hoạch nên toàn bộ nhân công của gia đình anh tập trung cả trên đồi.

Anh Lìn bảo, năm nay giá hồi tươi giảm, chỉ còn 9.000 đồng/kg, nhưng với sản lượng cao, đây vẫn là nguồn thu nhập chính của gia đình.

Với diện tích hơn 900ha hồi, Ðồng Văn là xã trồng nhiều hồi nhất ở huyện Bình Liêu. Ông Giáp Văn Ngôn, Chủ tịch UBND xã Đồng Văn cho biết: “Năm nay, hồi ở Đồng Văn năng suất vượt bậc so với các năm trước, ước tính khoảng 700-800 tấn hồi tươi. Tuy nhiên, hiện nay giá hồi thấp nên cũng ảnh hưởng tới thu nhập của người dân. Có thời điểm giá hồi lên tới 25.000 đồng/kg”.

Từ nhiều năm nay, cây hồi được xem là cây xoá đói giảm nghèo ở Bình Liêu. Hầu hết các gia đình trồng hồi đều đã thoát nghèo. Trong đó, nhiều hộ nhờ trồng hồi mà mua sắm được máy cày để nâng cao năng suất các cánh đồng lúa, màu. Năm nay, các xã trồng hồi ở Bình Liêu lại được mùa, năng suất trên 1.500 tấn hồi tươi.

Năm 2016, theo kế hoạch, huyện Bình Liêu sẽ gieo trồng 2.000ha cây trồng các loại, trong đó có 563ha cây lúa; 170ha cây dong riềng, 478ha ngô và hơn 750ha rau màu các loại.

Bên cạnh đó, huyện tiếp tục triển khai trồng các loại cây dược liệu như giảo cổ lam, kim ngân..., trong đó tập trung SX theo chuỗi giá trị liên kết với các DN, HTX.

Cùng với đó, Bình Liêu đang tập trung đầu tư phát triển SX tập trung theo đề án phát triển SX nông, lâm nghiệp năm 2016 với các cây trồng, vật nuôi chủ lực của huyện.

Theo đó, huyện sẽ trồng 170ha dong riềng làm nguyên liệu chế biến miến dong; thực hiện dự án khôi phục và phát triển cây sở với diện tích 150ha; thực hiện dự án đầu tư chăn nuôi bò, chăn nuôi dê trong vùng quy hoạch SX nông nghiệp tập trung; phát triển dự án nuôi cá nước lạnh với quy mô 0,5ha.

Miến dong, rượu men lá, dược liệu, dầu sở là bốn sản phẩm thế mạnh được huyện Bình Liêu lựa chọn để phát triển thành hàng hóa trong năm 2016 cùng với rượu men lá, dược liệu và dầu sở.

Hiện nay, Cty CP Thương mại và dịch vụ Bình Liêu đang là cơ sở lớn nhất thu mua toàn bộ diện tích dong riềng trên địa bàn huyện Bình Liêu để SX miến dong.

Ông Đặng Bá Bắc, Chủ tịch UBND huyện Bình Liêu cho biết: “Để phát triển SX nông nghiệp theo hướng tập trung, phát triển sản phẩm hàng hóa với số lượng lớn, Bình Liêu đang tập trung mở rộng vùng sản xuất nguyên liệu.

Cùng với đó huyện cũng đề nghị với tỉnh có cơ chế hỗ trợ địa phương trong vấn đề hạ tầng, vốn và có chính sách hỗ trợ, tạo sự thông thoáng cho DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại huyện”.

Cũng theo ông Bắc, năm 2015, huyện đã ký kết với các DN trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, trong đó đã có một số DN tham gia triển khai dự án trên địa bàn như: Dự án nuôi cá nước lạnh và trồng hoa ly của Cty CP Đầu tư và Phát triển SX Việt Long; dự án phát triển nông thôn gắn với du lịch cộng đồng của Cty CP Du lịch Sen Á Đông…Tuy nhiên, hiện nay tiến độ triển khai dự án của các DN vẫn còn rất chậm.

Để phát triển SX hàng hóa, huyện Bình Liêu đang tiếp tục rà soát lại kết quả thực hiện chương trình xây dựng NTM, xác định các sản phẩm chủ lực, có thế mạnh của địa phương để tập trung đầu tư, mở rộng vùng nguyên liệu và quy mô SX để giải quyết vấn đề nguồn cung hàng hóa và tập trung vận động người dân tham gia phát triển sản xuất; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất theo chuỗi giá trị liên kết với DN, HTX.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.