| Hotline: 0983.970.780

BISUCO ngày càng bất minh!

Thứ Sáu 18/05/2018 , 13:30 (GMT+7)

Ngày 15/5, Cty CP Đường Bình Định (BISUCO) phát đi thông báo là từ 6h ngày 16/5 sẽ bắt đầu thu mua mía nguyên liệu và hoạt động trở lại.

Sáng 17/5, đã có nhiều xe mía nông dân chở đến bán cho nhà máy trong khi BISUCO chưa được UBND tỉnh Bình Định cho phép hoạt động trở lại

Lý do BISUCO đưa ra trong thông báo là vì đơn vị này đã khắc phục xong những sai phạm về môi trường, đã được ngành chức năng xác nhận. Thế nhưng thông tin PV NNVN nắm bắt được, ngành chức năng tỉnh Bình Định vẫn chưa xác tín được việc đã khắc phục những tồn tại về môi trường của BISUCO và UBND tỉnh này chưa có thông báo cho BISUCO hoạt động trở lại.

BISUCO phát thông báo đã khắc phục xong những tồn tại về môi trường, được Trung tâm kiểm định đo lường 2 đưa ra kết quả đủ tiêu chuẩn để hoạt động trở lại. Thông báo được gửi cho UBND tỉnh Bình Định, Sở TN-MT và Sở NN-PTNT về việc BISUCO sẽ hoạt động trở lại vào ngày 15/5, bắt đầu tiếp nhận mía nguyên liệu vào lúc 6h ngày 16/5, đồng thời bắt đầu ép trong ngày.

Ông Đỗ Văn Sỹ, Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn (Bình Định), địa phương BISUCO đặt nhà máy SX đường, cho biết: “BISUCO vừa có thông báo gửi cho UBND tỉnh Bình Định và các cơ quan chức năng với nội dung là đã khắc phục xong sự cố về môi trường, có ngành chức năng xác nhận, đồng thời tuyên bố luôn là sẽ hoạt động trở lại vào ngày 16/5. Tuy nhiên, theo quy trình, sau khi BISUCO khắc phục xong sự cố về môi trường, phải được Sở TN-MT Bình Định kiểm tra, đề xuất với UBND tỉnh Bình Định, khi nào UBND tỉnh Bình Định có văn bản đồng ý cho BISUCO hoạt động trở lại thì đơn vị này mới được tái sản xuất”.

Sau khi nhận được thông báo của BISUCO, UBND tỉnh Bình Định đã chỉ đạo cho Sở TN-MT tiến hành kiểm tra việc khắc phục những tồn tại về môi trường theo yêu cầu của tỉnh.

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, sáng 17/5, đoàn công tác liên ngành do Sở TN-MT Bình Định chủ trì đã đến nhà máy SX đường của BISUCO đóng trên địa bàn xã Tây Giang (huyện Tây Sơn) để tiến hành kiểm tra kết quả mà đơn vị này vừa đưa ra. Tuy nhiên, khi đoàn công tác đến nhà máy tiến hành kiểm tra thì không có mặt của lãnh đạo công ty, chỉ có nhân viên nên cuộc kiểm tra bất thành.

Trưa 17/5, bà Hà Thị Thanh Hương, Chi cục trưởng Chi cục Môi trường (Sở TN-MT Bình Định), cho biết đoàn công tác liên ngành đang làm việc ở nhà máy của BISUCO. Tuy nhiên, do không có Chủ tịch HĐQT là người đại diện trước pháp luật, cũng không có người được ủy quyền, nên đoàn công tác chỉ ghi nhận hiện trạng rồi lập biên bản chứ không thể kiểm tra được việc khắc phục môi trường của BISUCO theo chỉ đạo của UBND tỉnh về mặt chuyên môn.

“Tại thời điểm đoàn công tác kiểm tra nhà máy, chúng tôi thấy BISUCO tuy chưa hoạt động nhưng đã bắt đầu thu mua mía nguyên liệu, trước cổng nhà máy đã có 5 xe mía đứng chờ cân bán. Trước tình hình này, chúng tôi yêu cầu BISUCO phải thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh. Theo thông tin chúng tôi nhận được thì người được ủy quyền là Giám đốc BISUCO, ông Bhogavilli Anantha Sreenivasa Rao (viết tắt là ông Rao) đã âm thầm bỏ đi vào sáng 16/5”.

Anh Đào Văn Thành (SN 1975) ở tôn Tân Thành, xã Tân An (huyện Đăk Pơ, Gia Lai), nguyên đơn trong vụ tranh chấp tiền BHXH với BISUCO, cho biết: “TAND huyện Tây Sơn triệu tập lãnh đạo của BISUCO đúng 8 giờ sáng ngày 16/5/2018 phải có mặt tại cơ quan TAND huyện Tây Sơn để tiến hành đối chiếu công khai chứng cứ việc BISUCO không giải quyết chế độ BHXH cho những nhân viên của BISUCO đã nghỉ việc.

Thế nhưng ông Arunachalam Nandda Kumar, Chủ tịch HĐQT của BISUCO không có mặt, cả ông Rao, người đại diện ủy quyền cũng không có mặt nốt, vì thế nên bà Nguyễn Thị Giang Nam, Thẩm phán TAND huyện Tây Sơn, phải lập biên bản là buổi làm việc bất thành. Cứ kiểu này không biết đến khi nào chế độ của chúng tôi mới được BISUCO giải quyết”.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm