| Hotline: 0983.970.780

Bộ phim 'Mắt biếc' có gì luyến tiếc Cánh Diều Vàng?

Chủ Nhật 17/05/2020 , 12:57 (GMT+7)

Giải thưởng Cánh Diều 2020 không trao cho bộ phim “Mắt biếc” có phải là một bất cập, khi “sư nói sư phải, vãi nói vãi hay”?

Bộ phim 'Mắt biếc' gần như 'trắng tay' tại Giải thưởng Cánh Diều 2020. Ảnh: ĐPCC.

Bộ phim "Mắt biếc" gần như "trắng tay" tại Giải thưởng Cánh Diều 2020. Ảnh: ĐPCC.

Giải thưởng Cánh Diều 2020 được trao giữa thời Covid-19 cũng là một sự kiện đáng nhớ đối với những người làm điện ảnh. Thế nhưng, việc bộ phim “Mắt biếc” dù thắng lớn trên thị trường vẫn không được vinh danh, khiến nhiều người băn khoăn. Thậm chí, có ý kiến còn mạnh dạn cho rằng, “Mắt biếc” không được đánh giá cao bằng “Gái già lắm chiêu 2” hoặc “Anh trai yêu quái” là một điều bất thường. Liệu có chút thiên kiến nào dành cho “Mắt biếc” không?

Đạo diễn - Nghệ sĩ Nhân dân Thanh Vân với tư cách Trưởng ban giám khảo thể loại phim điện ảnh của Giải thưởng Cánh Diều 2020, biện giải: “Không ai có tranh chấp, kiến nghị gì và cũng không có ai đề xuất phim “Mắt biếc”. Tất cả thành viên ban giám khảo đồng thuận với kết quả như đã công bố. Cái tốt của “Mắt biếc” nằm ở việc chuyển tải văn học, giữ được âm hưởng của tác phẩm văn học, có tính chất hài hòa giữa văn học và điện ảnh. Phim rõ ràng làm tốt ở khía cạnh chuyển tải tác phẩm văn học, ban giám khảo không phủ nhận nhưng không phải tốt ở vai trò một bộ phim.

So với “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, Victor Vũ không vượt qua được chính mình về nghề nghiệp. Vai chính trong “Mắt biếc” - Ngạn là nhân vật cam chịu, thiếu sự thúc đẩy, phát triển. Trái lại, nhân vật chính trong “Hạnh phúc của mẹ” và “Hai Phượng” đều là những phụ nữ rất mạnh mẽ, tìm mọi cách đi đến đích, có ý nghĩa xã hội tốt. Cả hai nhân vật đó đều tốt hơn Ngạn”.

Đạo diễn Thanh Vân cung cấp thông tin đáng chú ý từ Ban giám khảo: 'Không có ai đề xuất phim 'Mắt biếc'. Ảnh: NVCC.

Đạo diễn Thanh Vân cung cấp thông tin đáng chú ý từ Ban giám khảo: "Không có ai đề xuất phim "Mắt biếc". Ảnh: NVCC.

Tất nhiên, người cầm cân nảy mực có cái lý riêng của họ. Và Giải thưởng Cánh Diều 2020 cũng có luật chơi riêng của họ. “Mắt biếc” ăn khách là đủ. Còn nếu nói “Mắt biếc” là phim hay thì không phải.

Phim Việt đang mắc căn bệnh trầm kha là sự làng nhàng cả tình tiết lẫn cá tính. Sự mờ mịt về ý thức đột phá sáng tạo khiến thị trường phim rơi vào thảm cảnh “cá mè một lứa”. Và chuyện so bó đũa chọn cột cờ thì không thể hài lòng tất cả các chiếc đũa dài ngắn và cong vẹo khác nhau.

Tuy nhiên, “Mắt biếc” trượt Cánh Diều 2020 thì cũng không có gì phải âu lo. Cứ chờ năm sau, lại gửi ứng thí Liên hoan phim Việt Nam 2021 thì vẫn có cơ hội giành được Bông Sen Vàng hoặc Bông Sen Bạc.   

Đạo diễn Phan Đăng Di khá thẳng thắn khi đề cập đến vai trò của Giải thưởng Cánh Diều: “Giải thưởng của hội nghề nghiệp, nếu muốn nhà làm phim quan tâm thì phải thể hiện được tiếng nói mạnh mẽ trong việc ủng hộ những đổi mới trong điện ảnh”. Đáng tiếc, cái hội nghề nghiệp mà hội viên không mấy mặn mà xây dựng thì làm sao đòi hỏi chất lượng nghệ thuật đúng như mong đợi.

Muốn có “tiếng nói mạnh mẽ” thì phải có những con người mạnh mẽ. Thử hỏi bao nhiêu nghệ sĩ đủ tài và đủ tầm để ung dung làm những con người mạnh mẽ giữa thị phi chen lấn danh lợi hôm nay? Vì vậy, Cánh Diều còn chấp chới đã là may mắn lắm rồi. Mỗi năm một lần cờ mở trống rung để chào mừng từng bộ phim bước vào sự quên lãng của công chúng.

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm