Thời tiết 2022 tiếp tục bất thuận
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, hiện tượng biến đổi khí hậu và ấm lên toàn cầu sẽ tiếp tục duy trì trong trạng thái La Nina đến hết mùa xuân 2022 với xác suất khoảng 65 - 75%.
Theo đó, tháng 3 - 4/2022, nhiệt độ trung bình trên phạm vi cả nước phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng từ 0 - 0,5 độ C. Riêng tháng 3/2022 tại khu vực Bắc Bộ, Bắc - Trung Trung Bộ thấp hơn từ 0,5 - 1 độ C.
Theo lịch năm 2022 Nhâm Dần: Mạng Kim, Vận Mộc, Khí Thiếu dương tướng hỏa tư thiên. Tết Nguyên đán nhằm ngày Ất Dậu: dự báo “Mễ mạch quý, nhân bệnh”, có thể thóc gạo đắt, dịch bệnh. Ngày Lập Xuân vào mùng 4 tháng Giêng nhằm ngày Mậu Tý “hoàng trùng”, dự báo sâu bệnh nhiều.
Như vậy, năm nay Mễ quý, Diêm quý: có thể vụ xuân ít nắng (thiếu dương) nên hỏa yếu, không đủ sức khắc kim; kim khắc mộc nên vụ lúa xuân có thể sâu bệnh nhiều.
Thực tế, tháng 3 nhiều ngày ẩm, lạnh, đầu tháng 4 còn có rét “nàng bân” và mưa nhỏ rải rác, trời ít nắng nên ảnh hưởng nhiều đến năng suất lúa xuân.
Để chủ động giành vụ lúa xuân thắng lợi, việc chăm sóc lúa xuân, đặc biệt việc bón thúc có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi “công cấy là công bỏ, bón phân làm cỏ là công ăn”.
Vai trò của các chất dĩnh dưỡng với cây lúa
Theo các chuyên gia nông nghiệp, lân và các dinh dưỡng trung lượng có vai trò rất nổi trội với sức sinh trưởng và khả năng chống chịu của cây trồng:
Lân (P2O5): Chất lân (P) cấu tạo phân từ cao năng ATP và có trong thành phần Protit, các axit amin, cấu tạo nên nhân tế bào, vì vậy nó là chất rất cần cho sự hình thành bộ phận mới của cây.
Lân ảnh hưởng đến sự vận chuyển đường, bột tích lũy về hạt và các bộ phận của chất nguyên sinh làm cho cây chống được lạnh, chống được nóng đồng thời tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận khác như hạn, úng, sâu bệnh
Canxi (Ca): Cần thiết cho sự phân chia tế bào cây trồng được bình thường. Thêm vào đó canxi có vai trò như một chất giải độc bằng cách trung hòa acid hữu cơ, tăng cường khả năng hút đạm và tăng tính chống chịu ngoại cảnh bất thuận và một số loại sâu bệnh của cây trồng.
Magiê (Mg): Là nhân của diệp lục tố (chất tạo màu xanh của lá cây) và giúp cho cây hút lân dễ dàng, đồng thời làm cho sự vận chuyển lân và chất đường trong cây diễn ra nhanh hơn. Mg cùng một số chất vi lượng khác cấu tạo nên các enzim tham gia hình thành nên hương vị cơm gạo.
Silic (Si): Đối với đời sống của cây trồng, Si có ảnh hưởng lên sự tổng hợp lignin, bó mạch và vách tế bào nhu mô. Sự liên kết giữa silica với cellulose trong các tế bào biểu bì tạo ra lớp kép ( lớp silica và lớp cutin) có ý nghĩa rất lớn trong việc hạn chế sự thoát hơi nước không cần thiết qua lớp biểu bì, cũng như tác dụng bảo vệ chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và nấm bệnh hại cây lúa.
Dinh dưỡng vi lượng Zn, Mo,Mn,Co, Cu,Bo..., phần lớn cấu tạo các enzim tổng hợp tạo sức sinh trưởng khỏe và tạo ra năng suất thóc cao, chất lượng cơm được cải tiến.
Phân đa yếu tố NPK văn Điển - Lựa chọn tin cậy của nông dân
Nhiều chục năm nay, người nông dân khu vực phía Bắc đã chọn phân bón Văn Điển như một người bạn tri kỷ, một thương hiệu nổi trội trong làng phân bón hiện nay bởi lẽ: Phân đa yếu tố NPK Văn Điển chứa đầy đủ thành phần dinh dưỡng cả đa lượng và trung, vi lượng, lại có hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu rất cao, giá cả lại hợp lý với nông dân.
Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên bón thúc cho lúa có nhiều loại công thức khác nhau như: Phân đa yếu tố NPK (16:5:17) có hàm lượng N 16%, P2O5 5%, K2O 17% Mg 5%, SiO2 7%, CaO 8%, S 2%,…
Hiện nay, nhiều nơi bà con sử dụng công thức NPK 13:3:10 +TE. Đây là các loại phân có hàm lượng dinh dưỡng đạm cao, giúp cây lúa đẻ khỏe, vươn lá, vươn thân. Hàm lượng dinh dưỡng kali khá cao trong phân bón thúc nhằm “đặt vòng” cho lúa đẻ nhánh vừa phải. Kali giúp tăng hiệu suất quang hợp đặc biệt trong điều kiện thiếu nắng để tạo ra nhiều sản phẩm hữu cơ.
Đồng thời, kali vận chuyển dòng nhựa luyện về nuôi các nhánh mới đẻ giúp các nhánh phát triển thành bông hữu hiệu, giúp ruộng lúa thông thoáng nhưng khóm lúa gọn, nhiều bông. Chống chịu sâu bệnh tốt hơn.
Ngoài việc cân đối các chất NPK theo nhu cầu cây lúa giai đoạn đẻ nhánh, phân bón Văn Điển còn đủ mặt các chất trung, vi lượng giúp cây lúa sinh trưởng khỏe mạnh, cứng thân, dày lá chống chịu tốt với sâu bệnh và môi trường bất thuận.
Căn cứ vào chân ruộng, lượng phân đa yếu tố NPK Văn Điển đã bón lót và tình hình sinh trưởng của mỗi giống lúa mà chuẩn bị phân chuyên bón thúc cho lúa xuân 2022 như sau:
- Ruộng lúa cấy dày, cấy to, các giống lúa chất lượng cao, năng suất khiêm tốn hoặc chân ruộng thấp trũng…. bón khoảng 10 - 12 kg/sào; Ruộng vàn, vàn cao, hay mất nước, cấy giống lúa cao sản cần bón khoảng 12-15kg/sào.
- Riêng chân ruộng cao ghềnh, giống lúa cứng thân, phương thức gieo vãi nên bón thúc làm 2 lần: Bón phân thúc đẻ cần phải được bón sớm ngay khi lúa ra lá non hoặc ra rễ trắng, bón 60-70% lượng phân bón thúc. Khi lúa chuẩn bị phân đốt, bón hết lượng phân còn lại.
Những lưu ý khi bón phân lúa vụ xuân
Không nên bón phân thúc khi tiết trời đang nắng nóng vì nhiệt độ cao và ánh sáng mặt trời dễ phân hủy và bay hơi dinh dưỡng, nhất là chất đạm.
Không bón phân thúc khi ruộng nhiều nước sẽ bị rửa trôi hoặc thẩm lậu nhiều dinh dưỡng, đặc biệt dinh dưỡng N, K và một số trung vi lượng khác.
Nên bón thúc khi mặt ruộng giữ lớp nước nông, bón xong nên dùa đục nước cho chìm phân; cũng có thể bón phân thúc vào chiều mát khi ruộng cạn nước, vì ban đêm có sương ẩm sẽ làm tan phân và các chất dinh dưỡng sẽ có thể được hấp phụ vào hạt đất, hạn chế hiện tượng bay hơi và rửa trôi.
Sau bón phân thúc nên giữ nước nông mặt ruộng giúp lúa sử dụng phân bón hiệu quả cao hơn và lúa đẻ nhánh tốt hơn. Khi lúa đứng cái nên tháo kiệt nước, phơi mặt ruộng khô nẻ “rạn chân chim” khoảng 7-10 ngày, sau đó tháo nước vào ruộng cho lúa làm đòng, trỗ bông.
Biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn tiến rất khốc nghiệt gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, dịch bệnh Covid-19 và tình hình an ninh thế giới nhiều phức tạp, giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao, lực lượng lao động nông nghiệp bị thu hẹp càng đòi hỏi người nông dân thông thái trong lựa chọn và sử dụng phân bón.
Khi sử dụng phân bón thúc Văn Điển, bà con thực hiện bón tập trung, bón chìm phân, kết hợp điều tiết nước hợp lý vừa tiết kiệm phân bón lại giúp lúa vụ xuân 2022 phát triển cân đối, khỏe mạnh. Ruộng lúa thông thoáng, màu sắc lá xanh sáng, ít sâu bệnh hại, lúa đứng cây, ít đổ ngã, bộ lá lúa vàng tươi đến khi bông lúa chín hoàn toàn, đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế, an toàn, bền vững.