| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 27/02/2020 , 09:46 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 09:46 - 27/02/2020

BOT Cai Lậy lại rục rịch chuyện thu phí

Sau hai năm tạm ngừng thu phí vì vấp phải sự phản đối gay gắt của những người tham gia giao thông, BOT Cai Lậy lại có chuyển động mới.

Để gỡ rối cho dự án BOT Cai Lậy, không có phương án nào hiệu quả hơn là phải chân thành khắc phục những bất cập đã xảy ra (Ảnh minh họa).

Để gỡ rối cho dự án BOT Cai Lậy, không có phương án nào hiệu quả hơn là phải chân thành khắc phục những bất cập đã xảy ra (Ảnh minh họa).

Đó là phương án thống nhất giữa Bộ GT-VT và UBND tỉnh Tiền Giang về việc lập thêm một trạm thu phí trên tuyến tránh Cai Lậy, và tiếp tục duy trì trạm thu phí hiện tại trên Quốc lộ 1A. Thời gian thu phí và mức thu phí vẫn chưa ấn định, nhưng cách giải cứu chưa hẳn sẽ tạo được đồng thuận trong xã hội.

Từ sau Tết Nguyên đán Canh Tý, hai đầu của Quốc lộ 1A đoạn qua thị xã Cai Lậy đã xuất hiện hai biển cấm đối với xe khách trên 29 chỗ ngồi và xe tải trên 3 trục.

Nghĩa là xe có tải trọng lớn từ hướng miền Tây lên TP.HCM và ngược lại, đều không được phép lưu thông vào trung tâm thị xã Cai Lậy, mà phải chạy tuyến tránh Cai Lậy.

Ngoài việc giảm thiểu tình trạng dồn ứ dòng xe đông đúc trên Quốc lộ 1A tại địa bàn Cai Lậy, còn là động thái khéo léo để hồi sinh BOT Cai Lậy.

Nếu lập thêm trạm thu phí trên tuyến tránh Cai Lậy, thì nên di dời vị trí của trạm thu phí hiện tại trên Quốc lộ 1A. Bởi lẽ, trạm thu phí đang tạm dừng hoạt động kia, được đặt tại km 1999+900, trước đây nhằm thu phí cả xe đi tuyến tránh Cai Lậy lẫn xe đi Quốc lộ 1A.

Sự ngược ngạo ấy từng được nhà đầu tư giải thích rằng, dự án BOT Cai Lậy gồm hai hạng mục, thứ nhất là tăng cường mặt đường cho Quốc lộ 1A dài 26,4km và làm tuyến tránh Cai Lậy dài 12,1km. Thật trớ trêu, vì Quốc lộ 1A vốn có sẵn, không phải đền bù giải tỏa để thi công, khi cần gia cố thêm thì đã có phí đường bộ mà mỗi phương tiện ô tô đều phải nộp hàng năm.

Nếu so với những tuyến tránh đô thị ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đều được miễn phí, như tuyến tránh Tân An, tuyến tránh Vĩnh Long hoặc tuyến tránh Sa Đéc… thì tuyến tránh Cai Lậy có chất lượng thấp nhất.

Bởi lẽ, các tuyến tránh miễn phí nói trên đều có 4 làn xe, còn tuyến tránh Cai Lậy chỉ có 2 làn xe mà không đèn chiếu sáng lẫn không dải phân cách, khiến ai lưu thông ban đêm rất lo sợ về độ an toàn.

Để gỡ rối cho dự án BOT Cai Lậy, không có phương án nào hiệu quả hơn là phải chân thành khắc phục những bất cập đã xảy ra.

Trước hết phải nâng cấp tuyến tránh Cai Lậy tương xứng với sự kỳ vọng của người tham gia giao thông, sau đó phải đặt trạm thu phí đúng chỗ và có mức thu phí hợp lý. Nếu chỉ cấm xe khách trên 29 chỗ ngồi và xe tải trên 3 trục qua trung tâm thị xã Cai Lậy, mà không thiện chí khuyến khích chọn tuyến tránh Cai Lậy, thì cánh tài xế khi đến địa bàn tỉnh Tiền Giang sẽ né trạm thu phí bằng cách di chuyển vào tỉnh lộ 870 - Châu Thành và tỉnh lộ 864 - Cái Bè.

Cung đường này mà ồ ạt xe có tải trọng lớn lưu thông sẽ tiềm ẩn tai nạn khôn lường, vì băng ngang vùng dân cư nông thôn đông đúc với hàng loạt chợ Cái Lá, chợ Tam Bình, chợ Hai Tân, chợ Phú Phong, chợ Bình Đức…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm