| Hotline: 0983.970.780

'Cả họ làm quan' tại Công ty Sông Chu: Thanh Hóa sẽ xử lý đến đâu?

Thứ Tư 23/08/2023 , 15:32 (GMT+7)

Người nhà ông Lê Văn Thủy đã xin thôi thực hiện nhiệm vụ tại Công ty Sông Chu vì cho rằng việc bổ nhiệm chưa phù hợp với quy định.

Trụ sở Công ty Sông Chu.

Trụ sở Công ty Sông Chu.

Đến những người nhà đã biết xin nghỉ thì không biết ông Lê Văn Thủy, Chủ tịch Công ty sẽ nghĩ như thế nào đến trách nhiệm của mình trên cương vị người đứng đầu của một doanh nghiệp nhà nước?

Các cơ quan Tổ chức, Nội vụ, Nội chính, Kiểm tra Đảng của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa sẽ xem xét đến đâu trách nhiệm của Tổ chức Đảng và người đứng đầu tại Công ty Thủy nông Sông Chu trước những việc làm thiếu gương mẫu và công tác tổ chức cán bộ tại đơn vị này khi tham chiếu vào các Quy định của Đảng, pháp luật nhà nước, trong đó có Quy định 144 của Bộ Chính trị mới ban hành. 

Bài liên quan

Thông tin mà chúng tôi nhận được là, Hội đồng thành viên Công ty Sông Chu (doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) đã biểu quyết thông qua nghị quyết, thống nhất nguyện vọng xin thôi nhiệm vụ của 3 cá nhân là người có quan hệ gia đình với ông Lê Văn Thủy, Chủ tịch HĐTV công ty. Theo đó, bà Hoàng Thị Thu Hiền (vợ của Chủ tịch HĐTV), Phó Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch, thôi thực hiện nhiệm vụ phụ trách, điều hành hoạt động phòng Tài chính - Kế hoạch từ ngày 21/8/2023.

Thống nhất để ông Hoàng Minh (em ruột vợ của Chủ tịch HĐTV) thôi nhiệm vụ Giám đốc Chi nhánh xây dựng công trình và kinh doanh tổng hợp. Thống nhất để ông Lê Hoàng Sơn (con trai của Chủ tịch HĐTV) thôi nhiệm vụ Giám đốc Chi nhánh Thủy lợi Quảng Xương.

Ông Khương Bá Luận, Tổng Giám đốc Công ty Sông Chu cho hay: “Sau khi báo chí thông tin, các cá nhân trên xét thấy việc bổ nhiệm, giữ các chức vụ nêu trên là không phù hợp với Quy định 144-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ... nên đã xin thôi nhiệm vụ. Sau Hội đồng thành viên thông qua Nghị quyết, lãnh đạo công ty sẽ tổ chức triển khai thực hiện các bước quy trình để cho thôi nhiệm vụ với các cá nhân trên”.

Trong khi đó, liên quan tới lá đơn phản ánh về việc nhiều người thân của ông Lê Văn Thủy - Chủ tịch HĐTV Công ty Sông Chu được bổ nhiệm chức danh lãnh đạo tại công ty, người trong cuộc cho rằng, câu chuyện bắt nguồn từ việc bổ sung thành viên vào HĐTV công ty cách đây không lâu. Theo đó, ông Đỗ Công Hợi, Trưởng phòng Kỹ thuật được trình để bổ sung vào HĐTV, trong khi ông Khương Bá Luận, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc công ty lại không được giới thiệu, bổ sung.

Trao đổi với phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam, ông Khương Bá Luận, Tổng giám đốc Công ty Sông Chu cho biết, bản thân ông không hiểu ý đồ của lá đơn này, đồng thời khẳng định, cá nhân nào được được giới thiệu bầu vào HĐTV cũng đều xứng đáng.

“Không hiểu họ chủ ý viết tôi hay viết về anh Thủy. Tôi đã trực tiếp trao đổi với anh Thủy về nội dung đơn để làm rõ một số vấn đề. Nếu lãnh đạo công ty không giữ vững lập trường, quan điểm, nghi ngờ lẫn nhau thì không ổn. Công ty chúng tôi có 1.000 lao động và phục vụ sản xuất cho hàng triệu người dân chứ không có nhiều thời gian để lo nghĩ việc này”, ông Luận chia sẻ.

Được biết, Công ty Sông Chu đã có văn bản tạm dừng việc đưa ông Hợi vào HĐTV. Trong khi đó, cơ quan có thẩm quyền vẫn đang xác minh quy trình bổ nhiệm cá các nhân có quan hệ gia đình với ông Lê Văn Thủy.

Chưa phù hợp

PGS. Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội Khóa XIII nhận định, việc người nhà Chủ tịch HĐTV Công ty Sông Chu được bổ nhiều vào nhiều chức danh quan trọng là chưa phù hợp: “Nếu xét về tính trách nhiệm, gương mẫu của cán bộ, đảng viên thì lãnh đạo công ty không nên làm như vậy. Trường hợp xét thấy việc bổ nhiệm này “nhạy cảm”, chưa phù hợp với quy định thì người đứng đầu công ty, tổ chức đảng phải có ý kiến ngay hoặc thu hồi quyết định bổ nhiệm”.

Cũng theo bà Bùi Thị An: “Công ty Sông Chu là doanh nghiệp nhà nước, bởi vậy không thể biến cái thuộc về tập thể thành việc riêng của gia đình. Do đó, cơ quan có thẩm quyền cần kiểm tra lại toàn bộ quy trình bổ nhiệm (điều kiện, quy trình, năng lực, phẩm chất đạo đức…) đối với cán bộ được bổ nhiệm.

PGS. Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội Khóa XIII.

PGS. Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội Khóa XIII.

Xem xét việc thực hiện quy trình có công tâm, khách quan, hay có ý đồ cá nhân không. Trên thực tế không hiếm trường hợp bổ nhiệm đúng quy trình nhưng lại chọn không đúng người, đúng việc. Bên cạnh đó, cần xem xét vai trò của lãnh đạo công ty trước sự việc người nhà được bố trí vào những chức danh lãnh đạo quan trọng. Tôi đặt câu hỏi, nếu ông Thủy không phải là Chủ tịch HĐTV thì liệu người nhà có thể được bổ nhiệm vào những vị trí nêu trên không? Đây cũng là vấn đề cần lưu tâm và làm rõ”.

Nói thêm về vấn đề này, TS. Lưu Bình Nhưỡng, Phó ban Dân nguyện Quốc hội cho rằng: “Trường hợp bổ nhiệm sai thì phải xử lý sản phẩm “lỗi” và xác định rõ trách nhiệm các chủ thể có liên quan. Có thể trong quá trình bổ nhiệm, người ta vẫn làm đủ các bước quy trình, nhưng về mặt bản chất, cần xem xét việc bổ nhiệm có phù hợp không? Có tác động từ cấp trên để được bổ nhiệm không? Việc bổ nhiệm có gây ra hậu quả gì không?

Mặt khác, khi người nhà lãnh đạo công ty xin thôi chức thì phải làm rõ vì sao lý do xin thôi chức là gì? Việc “cả họ làm quan” như vậy có dấu hiệu lợi ích nhóm không? Việc này cơ quan có thẩm quyền cần vào cuộc xem xét, làm rõ và trả lời công luận".

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).