| Hotline: 0983.970.780

Cá tra vẫn sáng sủa

Thứ Sáu 15/06/2018 , 14:50 (GMT+7)

Sau một thời gian ở mức 32.000 đồng/kg hoặc hơn, do tác động từ thị trường XK, giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL đã bắt đầu giảm xuống. Tuy nhiên...

Tuy nhiên, triển vọng XK cá tra trong những tháng tới vẫn khá sáng sủa.

15-30-32_xk_c_tr_vn_tot
Chế biến cá tra XK (Ảnh: Lê Hoàng Vũ)

Theo ông Ong Văn Hoàng, Phó TGĐ Cty CP Thủy sản Trường Giang (Đồng Tháp), giá cá tra nguyên liệu sau một thời gian ở mức cao 32.000 đồng/kg, hiện đã giảm xuống dưới 30.000 đồng/kg.

Nguyên nhân chính là do khi giá cá tra lên tới 32.000 đồng/kg, đã khiến nhà nhập khẩu Trung Quốc không thể mua tiếp. Không phải họ không ăn nữa, mà họ tạm ngưng mua để ưu tiên tiêu thụ cá tra tồn kho trước. Trung Quốc là nước NK cá tra lớn nhất hiện nay, nên khi nhà NK Trung Quốc tạm ngưng mua, đã tác động và khiến giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL giảm xuống.

Ông Hoàng cho rằng giá cá tra sẽ còn tiếp tục giảm thêm nữa, nhưng mức giảm không nhiều, và sẽ dừng quanh mức 27.000 - 28.000 đồng/kg. Đây vẫn là mức giá tốt, đem lại lợi nhuận lớn cho người nuôi cá tra. Và đó là mức giá mà nhà nhập khẩu và người tiêu dùng Trung Quốc chấp nhận được.

Giá cá tra nguyên liệu lên quá cao trong thời gian qua, cũng từng gây không ít lo ngại về XK. Bởi trên thị trường cá thịt trắng thế giới, cá tra phải chịu sự cạnh tranh với nhiều loại cá khác. Khi giá cá tra lên cao, các nhà nhập khẩu, phân phối nước ngoài sẽ cân nhắc thay thế bằng loại cá thịt trắng khác như pollock, rô phi, cá cod... Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra trong mấy tháng qua. Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Cty CP Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp) cho hay, cá pollock (cá minh thái) hiện không thể thay thế được cá tra Việt Nam ở nhiều thị trường quan trọng.

Nỗi e ngại lớn nhất với các nhà XK cá tra Việt Nam sang thị trường Trung Quốc là cá rô phi, khi mà giá cá tra đã cao hơn giá cá rô phi gần 1 USD/kg. Thế nhưng, dù là nước nuôi và XK cá rô phi lớn nhất thế giới, nhưng người tiêu dùng Trung Quốc lại không thích loại cá này, mà chuộng cá tra Việt Nam hơn. Do đó, dù giá cá tra lên cao, việc XK cá tra sang Trung Quốc vẫn tăng mạnh. Khách hàng Trung Quốc vẫn đặt mua cá tra Việt Nam với khối lượng không nhỏ, và họ chỉ tạm ngưng mua khi giá cá tra lên quá cao.

Theo VASEP, trong 4 tháng đầu năm nay, cá tra là mặt hàng thủy sản có tốc độ tăng trưởng tốt nhất khi tăng 17,9% so với cùng kỳ 2017 và đạt 612 triệu USD. Điều đáng chú ý là thị trường Mỹ tuy gặp phải rào cản lớn bởi đạo luật Farmbill và thuế chống bán phá giá, nhưng XK cá tra vẫn tăng trưởng tốt. Từ đầu năm đến giữa tháng 4, XK cá tra sang Mỹ đạt 91,8 triệu USD, tăng 26,1% so cùng kỳ năm ngoái. XK cá tra sang Mỹ tăng chủ yếu vì giá nguyên liệu trong nước tăng mạnh khiến cho giá cá tra XK tăng ở hầu hết các thị trường, trong đó có thị trường Mỹ.

Bà Trương Thị Lệ Khanh cho biết, chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ làm tăng thêm nhiều chi phí trên mỗi kg cá tra XK sang nước này. Trong khi đó, giá cá tra XK sang Trung Quốc cũng tăng mạnh. Vì thế, các công ty Việt Nam (hiện chỉ còn không quá 3 công ty XK cá tra sang Mỹ) đã đưa giá XK cá tra sang Mỹ lên và vẫn được khách hàng chấp nhận. Điều này giúp cho các công ty vẫn có thể mua cá tra nguyên liệu với giá cao trong thời gian qua. Dự báo trong quý II này, XK cá tra sang Mỹ vẫn tiếp tục tăng nhẹ về giá trị.

Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường số 1 của cá tra Việt Nam. Từ đầu năm đến giữa tháng 4, XK cá tra sang Trung Quốc đã đạt 122,9 triệu USD, tăng 43,6% so với cùng kỳ 2017 và chiếm 23,7% tổng giá trị XK cá tra. Dù tăng trưởng mạnh nhưng trong cơ cấu cá thịt trắng NK ở Trung Quốc trong quý I năm nay, cá tra Việt Nam mới chỉ chiếm tỷ trọng 5,7%, thấp hơn rất nhiều so với cá cod (41,5%). Chính vì vậy, VASEP cho rằng tiềm năng XK cá tra sang Trung Quốc vẫn còn khá lớn và XK cá tra sang nước này sẽ tiếp tục tăng về giá trị trong thời gian tới.

Theo ông Ong Văn Hoàng, tại thị trường Trung Quốc, ở phân khúc thị trường của mình, không loại cá nào thay thế được cá tra, kể cả cá rô phi nuôi ở Trung Quốc. Đặc điểm nổi bật cá tra khiến nó trở nên khó thay thế ở Trung Quốc là loại cá trung tính, ai cũng có thể ăn được. Vì vậy, tiềm năng đẩy mạnh XK cá tra sang Trung Quốc trong thời gian tới là không nhỏ. Điều đáng chú ý là phần lớn lượng cá tra XK sang Trung Quốc đang đi theo đường chính ngạch (chiếm tới khoảng 70%). Phần lớn những DN Trung Quốc đang mua cá tra Việt Nam là những DN có uy tín, trong đó có nhiều DN lớn. Nhờ đó, XK cá tra sang Trung Quốc đang ngày càng trở nên ổn định, bớt rủi ro hơn.

Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính nên để duy trì và tiếp tục tăng trưởng tốt tại thị trường này, các nhà chế biến XK cá tra Việt Nam phải đảm bảo được chất lượng tốt cho sản phẩm của mình. Một bằng chứng rõ rệt cho việc thị trường Trung Quốc không còn chấp nhận cá tra chất lượng kém là vừa qua, nhiều thương lái Trung Quốc mua bán cá tra qua đường tiểu ngạch đã phải bỏ nghề bởi cá tra họ mua thường là loại chất lượng kém, khi đưa về bên kia biên giới đã không thể tiêu thụ được.

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên 2024 sẽ được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 23 – 24/5.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm