| Hotline: 0983.970.780

Các chợ đầu mối TP.HCM lạc hậu, cần thay đổi theo mô hình hiện đại

Thứ Tư 27/12/2023 , 17:45 (GMT+7)

Sau 20 năm hoạt động, 3 chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Hệ thống hạ tầng, mặt bằng kiến trúc khá lạc hậu, cần thay đổi.

Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM, hiện chuỗi cung ứng hàng hóa của TP.HCM gồm 3 chợ đầu mối (Bình Điền, Hóc Môn, Thủ Đức), 230 chợ truyền thống, 267 siêu thị, 48 Trung tâm thương mại, 3.321 cửa hàng tiện lợi.

Tuy nhiên, sau 20 năm đi vào hoạt động kinh doanh, mô hình tổ chức hoạt động của các chợ đầu mối đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, cách thức vận hành chưa được thay đổi để thích nghi kịp thời với xu thế phát triển cùng với hệ thống hạ tầng, mặt bằng kiến trúc của các chợ đầu mối khá lạc hậu… 

Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Mô hình kinh doanh hiện tại của 3 chợ đầu mối đang vận hành chủ yếu theo hình thức cung cấp mặt bằng và các dịch vụ hỗ trợ cho người mua và người bán hàng hóa tại chợ. Giao dịch mua bán và trao đổi hàng hóa trực tiếp giữa người mua và người bán trên số lượng bán buôn, giá cả tự thỏa thuận và thanh toán phần lớn bằng tiền mặt. 

Tức là, vẫn theo phương thức truyền thống, chưa áp dụng công nghệ số để tự động hóa, tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý, vận hành để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại chợ. Hệ thống hạ tầng và công nghệ còn những hạn chế nhất định; số lượng và năng lực lưu trữ hàng hóa tại chợ không đảm bảo đáp ứng nhu cầu khi sản lượng giao dịch tại chợ rất lớn.

Công tác kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm từ gốc tại các địa phương chưa đảm bảo ảnh hưởng đến công tác kiểm tra kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm cả khu vực TP.HCM. Nguồn hàng cũng chưa được kiểm soát chặt chẽ về mặt an toàn thực phẩm cũng như việc truy nguồn gốc xuất xứ khi cần thiết.

Tình hình kinh doanh, buôn bán tự phát lấn chiếm xung quanh 3 chợ đầu mối rất phức tạp, người kinh doanh nông sản, thực phẩm trái phép buôn bán tràn ra lòng, lề đường, bày hàng hóa trực tiếp trên đường và vứt rác thải trực tiếp xuống lòng, lề đường, gây ảnh hưởng đến tình hình lưu thông xung quanh chợ và mất an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường tại khu vực và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các thương nhân tại chợ.

Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh, các chợ đầu mối trên địa bàn TP.HCM đều phải tạm ngưng hoạt động do không đáp ứng được các yêu cầu trong công tác phòng, chống dịch.

Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM tiến hành kiểm tra ATTP tại chợ đầu mối. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM tiến hành kiểm tra ATTP tại chợ đầu mối. Ảnh: Nguyễn Thủy.

"Nếu không có biện pháp dự phòng là một lỗi rất lớn, đặc biệt, kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm. Đây cũng là khó khăn, thách thức để duy trì hoạt động của chợ đầu mối trong điều kiện tương lai nếu có phát sinh tình hình dịch bệnh", lãnh đạo Sở Công thương TP.HCM nhìn nhận.

Với kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong việc điều hành hoạt động chợ trong đợt cao điểm dịch Covid-19, ông Phan Thành Tân, Giám đốc Công ty chợ Bình Điền khẳng định, chuyển đổi số cho chợ là quá trình không thể đẩy lùi.

"Thời điểm xảy ra dịch Covid-19, thương nhân, đối tác, người lao động hạn chế sử dụng tiền mặt. Hầu hết ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện công tác truy xuất nguồn gốc thịt heo bằng đeo vòng nhận diện. Đồng thời, ứng dụng phần mềm quản lý tài chính - kế toán, nhân sự - tiền lương, khách hàng - nhà cung cấp, hệ thống kiểm soát ra vào chợ, thư điện tử nội bộ, chữ ký số, bán hàng online.

Nhiều tiểu thương tự học, dần chuyển dịch sang nền tảng số để theo kịp thời đại. Chợ trực tuyến rất tiện lợi, giúp tiết kiệm thời gian, đồng thời lại có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, sôi động hơn chợ truyền thống”, ông Tân nói.

Trong khi xu hướng mua bán online lên ngôi, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn mua sắm tất cả các sản phẩm, kể cả nông sản, thực phẩm trên các nền tảng mạng xã hội; dẫn đến chợ truyền thống rơi vào tình trạng vắng khách; các chợ đầu mối đang đứng trước áp lực cạnh tranh rất lớn.

Do đó, không còn con đường nào khác là buộc các chợ đầu mối phải chuyển đổi số, hướng đến mục tiêu trở thành các trung tâm bán buôn, xuất khẩu hàng nông sản thực phẩm và là địa điểm tham quan, mua sắm du lịch của khu vực phía Nam. 

Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương cho biết, mô hình chợ đầu mối mới ở TP.HCM cần đáp ứng 5 yêu cầu: Hình thành mô hình chợ đầu mối theo hướng hiện đại giải quyết vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm, và đảm bảo nguồn cung lương thực ổn định cho Thành phố, đảm bảo cung cấp môi trường kinh doanh thuận lợi và tiện nghi cho các nhà vườn, thương lái, người tiêu dùng và các doanh nghiệp;

Hình thành các hệ thống kiểm soát từ đầu vào, đến khi hàng hóa ra khỏi chợ về các kênh bán lẻ; hình thành các sàn giao dịch hàng hóa tại chợ đầu mối; đồng thời, đáp ứng được các điều kiện như: hệ thống kho, dự trữ, nơi chế biến, khu vực bán lẻ, khu vực hậu cần, cấp thoát nước, hệ thống giao thông nội bộ và kết nối với các vùng sản xuất…

Xem thêm
Sầu riêng 'tắc đường' sang Trung Quốc: Kinh nghiệm 10 ngày thần tốc của Thái Lan

Cả hệ thống nông nghiệp Thái Lan đã vào cuộc, nhằm giải quyết dứt điểm việc tồn dư vàng O trên sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Agribank Tây Nam bộ tặng quà Tết cho các hoàn cảnh khó khăn

ĐBSCL Các chi nhánh Agribank khu vực Tây Nam bộ đang tích cực trao những phần quà Tết thiết thực, ý nghĩa đến tận tay các hoàn cảnh khó khăn trước thềm năm mới.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Bình luận mới nhất