| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh Nga bất ngờ tạo 'mưa bom bão đạn' lớn nhất chưa từng có xuống tử địa Idlib của Syria

Thứ Năm 06/09/2018 , 08:47 (GMT+7)

Cuộc tấn công tổng lực sáng 6/9 khiến Mỹ và đồng minh ngỡ ngàng lo ngại trước bước đi cao tay của Moscow.

Chiến đấu cơ của không quân bất ngờ xuất kích ồ ạt dội bão lửa dữ dội "tử địa" Idlib - hang ổ cuối cùng của khủng bố ở Syria. Đợt không kích tung ra được coi là bước đi chiến lược của Nga trước Mỹ trong bối cảnh Washington đang có động thái chuẩn bị tấn công vào Syria.

Chiến trường Syria đang trở nên khốc liệt dữ dội khi không quân Nga bắt đầu mở các cuộc không kích "chưa từng có" vào các căn cứ của phiến quân đối lập tại Idlib. Dưới đất quân đội Syria sẵn sàng cho một cuộc tiến quân càn quét vào địa điểm cuối cùng của nhóm phiến quân đối lập này. Được biết chiến trường Idlib đang là chảo lửa nơi các phiến quân đối lập thân phương Tây và Thổ Nhĩ Kỳ nắm giữ. Trong khi Mỹ đang điều vũ khí tập kết ngoài khơi Syria sẵn sàng cho một đợt tấn công quy mô thì bất ngờ Nga đã ra tay trước khi cho không quân tấn công ác liệt vào thành trì của phiến quân.

Nguồn tin chiến trường cho biết khoảng hơn 10 chiến đấu cơ Sukhoi của Không quân Nga đã tiến hành hàng chục đợt không kích ở khu vực phía Nam và phía Tây tỉnh Idlib, Syria. Mục tiêu phải hứng chịu đợt tấn công nặng nề nhất là quận Jisr Al-Shughour bao gồm các thị trấn Al-Shughour, Mahambel, Basnqoul, Zayzooun, Ziyarah, Jadariyah, Kafrdeen, Al-Sahn, Saraseef, và hàng tá mục tiêu khác. Ít nhất chỉ trong ngày hôm qua, không quân Nga đã thực hiện một con số kỷ lục, tới hơn 50 lượt không kích. Cùng với các máy bay chiến đấu của Không quân Nga, Không quân Syria cũng đã bắt đầu tiến hành các đòn không kích Idlib đầu tiên vào sáng 5-9, khi các chiến đấu cơ của họ liên tiếp xuất kích từ các căn cứ ở tỉnh Latakia và Homs. Chiến đấu cơ Syria đều trút bom xuống quận Jisr Al-Shughour District, nhằm vào một loạt thị trấn hiện đang nằm trong tay các nhóm khủng bố thánh chiến Hay’at Tahrir Al-Sham và Đảng Hồi giáo Turkestan. Giới quan sát nhận định, đợt tấn công hiện tại cho thấy sự trở lại trong vai trò chủ chốt tại các cuộc giao tranh giữa Syria và phiến quân đối lập.

Cuộc tấn công được xem là bước đi chiến lược
10 chiến đấu cơ Nga tham gia không kích
Đã có tổng cộng hơn 50 lượt không kích
Không quân Syria cũng tham gia không kích
Các khí tài của Nga sẵn sàng tham chiến

Xem thêm
Một hợp tác xã có 45ha hồ tiêu đạt tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu

Một hợp tác xã có 45ha hồ tiêu đạt tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu. Thu tiền tỷ từ nuôi cá Koi Việt Nam. Tre Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa. Đậu phộng tăng giá 6.000 đồng/kg.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Âu thuyền Rạch Mọp - công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu

Sóc Trăng Công trình âu thuyền Rạch Mọp được Bộ NN-PTNT xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng với tổng kinh phí 550 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

400 người dập tắt hai vụ cháy rừng ở núi dốc cao

UBND huyện Tri Tôn (An Giang) thông tin, sau nhiều giờ nỗ lực chữa cháy của gần 400 người, vụ cháy rừng tại khu vực Kẹt Càng Đước trên núi Cô Tô, thuộc ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn đã được khống chế.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm