| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh nghề độc đáo thôi miên rắn ở Ấn Độ

Thứ Hai 24/07/2017 , 07:30 (GMT+7)

Cho trẻ càng tiếp xúc với rắn càng sớm càng tốt hay càng nhiều rắn càng giàu có, đó là quan niệm của người dân làng Gauriganj ở miền bắc Ấn Độ, trang tin Dailymail.com của Anh vừa đưa tin.

Theo Dailymail, người dân làng Gauriganj có quan niệm cho rằng dạy trẻ thôi miên rắn càng sớm càng tốt để nối nghiệp, bởi đây là nghề dễ kiếm ăn và giàu có. Do vậy, cuộc sống của người dân Gauriganj đều xoay quanh loài bò sát này.

Với quan niệm nói trên, rắn đã đi sâu vào tiềm thức và cuộc sống của người dân Gauriganj, thậm chí đồ chơi vủa con trẻ ở đây cũng được thay bằng rắn, kể cả rắn hổ mang chúa cực độc. Tuy nhiên nghề truyền thống này hiện đang mai một, bị đe dọa bởi luật bảo vệ động vật của Ấn Độ ngày càng siết chặt. Đề cập đến chủ đề trên, Dailymail vừa giới thiệu bộ sưu tập độc đáo, phản ánh cuộc sống đầy lý thú cùng rắn của người dân Gauriganj.

12-06-50_1
12-06-50_2
Rắn đã đi sâu vào tiềm thức, cuộc sống của người dân Gauriganj hàng thế kỷ và nay vẫn được duy trì phát huy.
12-06-50_2-
Trẻ em làng Gauriganj được dạy cách tiếp xúc và kiểm soát rắn từ lúc mới 2 tuổi
12-06-50_3-
Theo ông Uttam Nath (44 tuổi), chuyên gia thôi miên rắn ở Gauriganj, ngay từ khi còn nhỏ trẻ đã được huấn luyện thuật thôi miên rắn, thời gian ước khoảng 10 năm thì thuần thục
12-06-50_4
12-06-50_4-
Ông Nath còn tiết lộ thêm, thuật thôi miên rắn chính là "bảo bối" của người dân Gauriganj nên nó vẫn được duy trì đến ngày nay, tuy nhiên, các bậc cha mẹ vừa muốn con cái duy trì nghề này, vừa muốn tìm kiếm nghề mớitương lai hơn. Chưa hết, người dân ở đây còn biết cứu người khi bị rắn căn bằng thảo dược.
12-06-50_5-
Sự giàu có và vị thế gia đình tại Gauriganj phụ thuộc vào số lượng rắn sở hữu, càng nhiều rắn càng giàu có.
12-06-50_6
12-06-50_6-
Thay vì đồ chơi, trẻ em Gauriganj rất thích chơi với rắn, dùng rắn hổ mang chúa quanh cổ hoặc đùa giỡn với chúng không khác gì vật vô tri vô giác.
Theo người dân làng Gauriganj, rắn dùng trong đào tạo được ăn một loại thảo dược để hạn chế nọc độc, không bị cắt răng. Tuy nhiên để ngăn chặn nguy cơ, người ta không giữ chúng quá lâu, khoảng 6-7 tháng.

 

(Theo Dailymail.co.uk -7/2017)

Xem thêm
4.800ha được chứng nhận sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

4.800ha được chứng nhận sản xuất cà phê tuân thủ EUDR. Phát hiện nấm gây bệnh đen mang trên tôm hùm bông. Mưa lốc làm thiệt hại gần 90 ngôi nhà ở Mù Cang Chải. Mùa du lịch trên quê hương ‘đệ nhất danh trà’.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Âu thuyền Rạch Mọp - công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu

Sóc Trăng Công trình âu thuyền Rạch Mọp được Bộ NN-PTNT xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng với tổng kinh phí 550 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

Hơn 1,5 triệu lượt hành khách di chuyển bằng đường hàng không dịp 30/4 - 1/5

Theo Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), dịp lễ 30/4 - 1/5 năm nay, sản lượng hành khách đi lại bằng đường hàng không tăng nhẹ so với ngày thường nhưng vẫn thấp hơn cùng kỳ năm ngoái.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm