| Hotline: 0983.970.780

Cần sớm hoàn thiện sổ tay khảo nghiệm phân bón

Thứ Sáu 08/11/2024 , 15:17 (GMT+7)

Sổ tay khảo nghiệm phân bón sẽ giúp các công ty sản xuất phân bón dễ dàng tiếp cận những chỉ số, tiêu chuẩn chất lượng trong việc sản xuất phân bón đúng quy chuẩn.

Hoạt động khảo nghiệm của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Phân bón Quốc gia. Ảnh: Hùng Khang.

Hoạt động khảo nghiệm của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Phân bón Quốc gia. Ảnh: Hùng Khang.

Việc ra mắt sổ tay khảo nghiệm phân bón có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh ngành nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, từ việc lạm dụng phân bón hóa học đến việc thiếu kiểm soát chất lượng phân bón trên thị trường.

Sổ tay không chỉ là tài liệu khoa học dành cho các chuyên gia, mà còn là công cụ hữu ích cho nông dân, giúp họ hiểu rõ hơn về việc sử dụng phân bón sao cho hợp lý, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường và sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, việc thực hiện các khảo nghiệm phân bón giúp tăng cường năng suất, chất lượng nông sản, đặc biệt là trong bối cảnh yêu cầu về nông sản sạch và an toàn ngày càng cao.

Tại buổi hội nghị góp ý, hoàn thiện sổ thay khảo nghiệm phân bón, bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Phân bón Quốc gia, mong muốn nhận sẽ được nhiều ý kiến đến từ các chuyên gia, nhà nghiên là cơ sở khoa học để nhóm tác giả hoàn thiện cuốn sổ tay tong thời gian tới.

“Với hy vọng sẽ có một làn sóng mới trong việc ứng dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ và bền vững. Đặc biệt, sổ tay sẽ là công cụ giúp nông dân và các nhà sản xuất nâng cao nhận thức về việc sử dụng phân bón một cách hiệu quả và khoa học”. Bà Nguyễn Thị Kim Dung nhấn mạnh.

Cuốn sổ tay sẽ thông tin về việc ứng dụng các phương pháp khảo nghiệm phân bón trong nông nghiệp, từ đó tạo ra những sản phẩm phân bón chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu sản xuất nông sản bền vững.

Đối với các công ty sản xuất phân bón sổ tay sẽ giúp đảm bảo tính minh bạch trong việc đánh giá chất lượng phân bón trên thị trường, tránh tình trạng phân bón kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.

PGS TS. Nguyễn Thị Lan, Chuyên gia phân bón chia sẻ tại hội nghị. Ảnh: Hùng Khang.

PGS TS. Nguyễn Thị Lan, Chuyên gia phân bón chia sẻ tại hội nghị. Ảnh: Hùng Khang.

Lưu ý về khâu trình bày và biên tập nội dung sổ tay, PGS TS. Nguyễn Thị Lan, Chuyên gia phân bón cho biết, sổ tay sẽ là tài liệu hữu ích để các chuyên gia nông nghiệp và nông dân nâng cao kỹ năng, cải tiến phương pháp canh tác, và sử dụng phân bón đúng cách.

“Để phát huy tích hữu ích, sổ tay cần phải được thống nhất về thể thức, không nên phức tạp quá các công thức, cần trình bày dễ hiểu. Quá trình biên soạn cần sử dụng một loại ngôn ngữ là tiếng Việt, cái gì chúng ra không Việt hóa được thì mới dùng tiếng Anh, cần sớm hoàn thiện sổ tay để người dân và doanh nghiệp được tiếp cận”, PGS TS. Nguyễn Thị Lan chia sẻ.

Sổ tay sẽ tập trung vào việc hướng dẫn thực hiện khảo nghiệm phân bón chính xác và khoa học, giúp tối ưu hóa việc sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó sẽ cung cấp thông tin cập nhật về các phương pháp khảo nghiệm phân bón phù hợp với điều kiện thực tế ở từng vùng miền, từ đó giúp cải thiện năng suất và chất lượng nông sản.

Ra mắt sổ tay khảo nghiệm phân bón là một bước đi quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam. Đây là một công cụ cần thiết cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào nghiên cứu, sản xuất và sử dụng phân bón, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp bền vững và phát triển kinh tế nông thôn.

Xem thêm
Ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành thông tư Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

Quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang chồng chéo, xung đột

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang xung đột giữa các quy định hiện hành và mang nặng tính hình thức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?