| Hotline: 0983.970.780

Cao su bước vào thời kỳ phục hồi giá

Thứ Sáu 02/04/2021 , 13:28 (GMT+7)

Sau một thời gian dài giá cao su có xu hướng giảm liên tục, ngành cao su đang bước vào một chu kỳ mới với xu hướng giá phục hồi trở lại.

Thu hoạch mủ cao su ở Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long. Ảnh: Thanh Sơn.

Thu hoạch mủ cao su ở Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long. Ảnh: Thanh Sơn.

Đầu năm xuất khẩu thuận lợi, giá cao su tăng mạnh

Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su đang tăng trưởng rất mạnh cả về lượng lẫn giá trị. Trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cao su đạt 294,7 nghìn tấn, trị giá 478,68 triệu USD, tăng 75% về lượng và tăng 94,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu cao su tăng mạnh, trước hết là do nhu cầu tăng cao trên thị trường thế giới, nhất là tại Trung Quốc. Theo Hiệp hội các nước sản xuất khẩu cao su tự nhiên (ANRPC), mức tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu trong tháng 2/2021 ước đạt 1,1 triệu tấn, tăng tới 47,5% so với tháng 2/2020.

Sri Trang (SET), nhà sản xuất cao su Thái Lan dự báo nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu năm 2021 sẽ ở mức 13,4 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2020. Nền kinh tế cùng ngành công nghiệp ô tô ở Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ trở lại đã hỗ trợ giá cao su tự nhiên tăng. Nhu cầu sản xuất lốp xe và găng tay cao su sau khi dịch Covid-19 bùng phát đang đẩy giá cao su tăng lên.

Nhu cầu tiêu thụ cao su được dự báo phục hồi nhờ sản xuất tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh khi ngành công nghiệp ô tô nước này được dự báo sẽ hồi phục từ quý II/2021. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, 2 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu cao su tự nhiên và tổng hợp của Trung Quốc đạt 1,08 triệu tấn, trị giá 18,08 tỷ USD, tăng 2,3% về lượng và tăng 13,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Trong khi đó, trên thị trường, mủ cao su đang bị thiếu hụt so với nhu cầu. Cũng theo ANRPC, sản lượng cao su tự nhiên thế giới tháng 2/2021 ước đạt 897 nghìn tấn, giảm 12,4% so với tháng 2/2020.

Lượng mủ cao su đang ở mức thấp cũng là nguyên nhân quan trọng khiến cho giá mủ cao su tăng cao. Ông Lê Văn Vui, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long, cho biết, hiện nay, lượng mủ cao su ở Việt Nam đang khan hiếm. Do đó, giá cao su đang có xu hướng tăng lên. Ngày 19/3, giá bán mủ cao su bình quân đã ở mức 47 triệu đồng/tấn.

Ông Lưu Minh Tuyến, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú, cho hay, giá mủ cao su đã phục hồi từ cuối năm ngoái đến nay. Giá bán bình quân mủ cao su của Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú trong 2 tháng đầu năm nay ở mức 46,3 triệu đồng/tấn, cao hơn nhiều so với giá bán bình quân cả năm 2020 là 35,3 triệu đồng/tấn. Điều này cho thấy thị trường đang rất tốt và là điều kiện thuận lợi cho những nhà sản xuất, khai thác mủ cao su.

Theo ông Lưu Minh Tuyến, các quốc gia phần nào kiểm soát được dịch bệnh Covid-19, cộng với việc triển khai tiêm vaccine Covid-19 ở nhiều nước, đã tạo được niềm tin cho phục hồi sản xuất. Nhờ đó, những đứt gãy trong chuỗi cung ứng đã được khắc phục. Giá cao su từ đó phục hồi trở lại.

Với tình hình thuận lợi trong những tháng đầu năm, ông Lê Văn Vui nhận định rằng, giá mủ cao su bình quân trong cả năm nay có thể ở mức 35 triệu đồng/tấn, cao hơn so với dự kiến ban đầu là 33 triệu đồng/tấn. Với những cơ sở sản xuất, kinh doanh cao su lâu dài, giá mủ bình quân trên 35 triệu đồng/tấn là kinh doanh có hiệu quả, có lãi.

Thời kỳ phục hồi giá cao su

Theo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), từ năm 2012 đến nay, đã được ghi nhận xu hướng giá cả sụt giảm liên tục do nguồn cung cao su dư thừa trên toàn cầu. Tuy nhiên, yếu tố cung cầu đang trong xu hướng tái cân bằng dần dần và góp phần cho sự phục hồi của giá cao su

Trong trung hạn từ năm 2021-2024, giá cao su sẽ chịu sự điều chỉnh từ mức tăng bất thường trong tháng 10/2020 nhưng khó có khả năng tái lập mức giá thấp lịch sử. Giá cả có thể phục hồi chậm nếu không chịu sự tác động bất thường của các yếu tố cơ bản khác.

Điều đó cũng phù hợp với lịch sử có tính chu kỳ của thị trường cao su. Tính chu kỳ của thị trường cao su có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của diện tích cao su, nhất là diện tích cao su trưởng thành. Tổng diện tích cây trưởng thành chiếm giữ ở các Quốc gia Thành viên ANRPC dự kiến sẽ ổn định vào năm 2023 hoặc 2024. Giai đoạn sau năm 2024 dự kiến sẽ chứng kiến sự suy giảm ở diện tích cây trưởng thành (tức là khả năng sản xuất).

Điều đó cho thấy nguồn cung cao su sẽ thu hẹp dần đến năm 2024 và không tăng thêm kể từ 2024 trở đi. Nguồn cung toàn cầu eo hẹp do sự đình trệ và thu hẹp của các diện tích cao su trưởng thành có thể tiếp tục trong khoảng 8 đến 10 năm, bắt đầu từ khoảng giữa những năm 2020. Nguồn cung thắt chặt trong thời gian dài có thể bắt đầu sớm hơn tùy thuộc vào sự tăng trưởng của nhu cầu toàn cầu về cao su. Ví dụ, nhu cầu tăng tương đối nhanh hơn có thể làm cho thâm hụt xảy ra sớm hơn dự kiến và khiến giá cả tăng lên trong một thời gian dài.

VRG cho rằng, nguồn cung khan hiếm trong một thời gian dài bắt đầu từ giữa những năm 2021 đến khoảng 2032 do sự trì trệ và thu hẹp của các diện tích cao su trưởng thành trên toàn cầu sẽ dẫn đến một thời kỳ phục hồi giá cao su.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm