| Hotline: 0983.970.780

Ngành cao su đặt quyết tâm cao khởi đầu kế hoạch 5 năm 2021 – 2025

Thứ Tư 06/01/2021 , 21:57 (GMT+7)

Quyết tâm này được thể hiện rõ trong Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ 2021 của VRG, tổ chức chiều 6/1 tại TPHCM…

Theo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), năm 2021 là năm khởi đầu của kế hoạch 5 năm 2021 – 2025, năm Quốc hội, Chính phủ quyết tâm có mức tăng trưởng cao hơn gấp đôi năm 2020.

Với vai trò là một tập đoàn kinh tế nhà nước quy mô lớn, VRG có nghĩa vụ cùng các cơ quan ban ngành, địa phương phấn đấu khai thác hiệu quả tiềm năng hiện có, xây dựng kế hoạch có tăng trưởng so với năm 2020 và quyết tâm tập trung hoàn thành ở mức cao nhất kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2020 qua công tác quản lý giá thành đối với sản phẩm cao su và phát huy tối đa hiệu quả những ngành nghề, sản phẩm mà VRG có lợi thế.

2021 là năm khởi đầu của kế hoạch 5 năm 2021 – 2025, VRG đặt quyết tâm rất cao.

2021 là năm khởi đầu của kế hoạch 5 năm 2021 – 2025, VRG đặt quyết tâm rất cao.

Ngoài sản xuất kinh doanh, VRG tiếp tục thực hiện hoàn thành nhiệm vụ tái cơ cấu Tập đoàn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Đề án tái cơ cấu Tập đoàn sau cổ phần hóa đến năm 2025 sau khi được Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt; bao gồm tái cơ cấu tỷ trọng ngành nghề kinh doanh chính, vận hành tốt hoạt động Tập đoàn theo mô hình công ty cổ phần, thoái vốn ở các công ty đủ điều kiện và sắp xếp lại cơ cấu doanh nghiệp để tạo nguồn vốn đầu tư phát triển và tăng cường hiệu quả quản lý.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021 và những năm tiếp theo, VRG có một số kiến nghị với các cơ quan thẩm quyền như sau:

+ Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sớm xem xét, phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn sau cổ phần hóa đến 2025 và các cơ chế Tập đoàn kiến nghị trong Đề án để có thể khai thác hết thế mạnh của Tập đoàn, tạo đà tăng trưởng bền vững năm 2021 và các năm tiếp theo.

+ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chấp thuận chủ trương tái cơ cấu nguồn vốn tại các doanh nghiệp có tỷ lệ vay cao.

Do yếu tố lịch sử và đặc điểm ngành nghề tại một số công ty cao su mới phát triển sau năm 2005, các ngành nghề có tính cạnh trang cao như chế biến gỗ, công nghiệp cao su có số vốn vay khá lớn. Vay vốn với tỷ lệ cao dẫn đến chi phí tài chính cao, sản phẩm khó cạnh tranh; thời gian vay dài hạn ngắn hơn chu kỳ khấu hao tài sản nên những năm đầu các đơn vị thường không cân đối được dòng tiền.

Tập đoàn kiến nghị được tăng vốn chủ sở hữu ở các công ty như trên, sử dụng nguồn này trả trước hạn một phần vốn vay để giảm tỷ lệ vay nợ tùy theo tình hình cụ thể của công ty và nguồn lực của Tập đoàn; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ủy quyền cho Tổ đại diện phần vốn nhà nước tại Tập đoàn thống nhất với Hội đồng quản trị Tập đoàn thực hiện việc điều chỉnh vốn điều lệ của các đơn vị này khi tái cơ cấu cổ đông (có đơn vị tăng khi nhận tài sản và giảm khi chuyển giao tài sản).

Kết quả kinh doanh năm 2020 của VRG đều vượt so với kế hoạch được giao.

Kết quả kinh doanh năm 2020 của VRG đều vượt so với kế hoạch được giao.

+ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sớm ban hành Quy chế quản lý người đại diện vốn để việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của người đại diện thuận lợi, hiệu quả và đúng quy định pháp luật.

+ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xem xét phê duyệt danh mục thoái vốn của Tập đoàn giai đoạn 2020 2021 để Tập đoàn có cơ sở thực hiện  kế hoạch năm 2021.

+ Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020 đã được Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thống nhất và Đại hội đồng cổ đông thông qua, tỷ lệ cổ tức năm 2020 dự kiến là 6%. Với kết quả kinh doanh hiện nay, Tập đoàn có thể thực hiện được chỉ tiêu này, tuy nhiên sẽ không có nguồn vốn tích lũy cho các dự án đang đầu tư dở dang của đơn vị. Vì vậy, Tập đoàn kiến nghị giảm tỷ lệ cổ tức còn khoảng 4%, phần còn lại sẽ nộp vào quỹ đầu tư phát triển của Tập đoàn.

KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ ĐẦU TƯ CỦA VRG NĂM 2020:

Chỉ tiêu hợp nhất:

-  Doanh thu và thu nhập khác ước đạt 25.477 tỷ đồng, bằng 103,37% kế hoạch;

-  Lợi nhuận trước thuế ước đạt 4.981 tỷ đồng, bằng 100,40% kế hoạch;

-  Lợi nhuận sau thuế ước đạt 4.067 tỷ đồng, bằng 100,94% kế hoạch.

Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh riêng của Công ty mẹ – Tập đoàn:

-  Doanh thu và thu nhập khác ước đạt 4.513 tỷ đồng, bằng 126,13% kế hoạch;

-  Lợi nhuận trước thuế ước đạt 2.795 tỷ đồng, bằng 108,54% kế hoạch;

-  Lợi nhuận sau thuế ước đạt 2.610 tỷ đồng, bằng 101,36% kế hoạch.

Qua số liệu trên cho thấy, các chỉ tiêu tài chính hợp nhất và kết quả kinh doanh riêng năm 2020 đều tăng trưởng so với thực hiện năm 2019 và vượt so với kế hoạch được giao năm 2020.

Xem thêm
Thị trường Trung Quốc - 'Át chủ bài' xuất khẩu trái cây

Kim ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Trung Quốc ngày càng tăng và ước tính, năm 2024 sẽ đạt gần 5 tỷ USD.

Xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y

Bộ NN-PTNT thông báo xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y thuộc Bộ, như sau:

Dự án căn hộ duy nhất ở Tây Nam Linh Đàm đang được săn đón

Không ngạc nhiên khi dự án căn hộ duy nhất đang triển khai tại Tây Nam Linh Đàm, thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội là Hanoi Melody Residences đang được thị trường săn đón...

Thu ngân sách Nhà nước gần 1,45 triệu tỷ đồng, tăng 17,9%

Sau 9 tháng, lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.448,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,1% dự toán năm và tăng 17,9% so với cùng kỳ năm ngoái...