| Hotline: 0983.970.780

Chân dung nữ doanh nhân Huỳnh Bích Ngọc

Thứ Tư 17/04/2024 , 16:14 (GMT+7)

Kinh nghiệm 45 năm trên thương trường, cùng sự nhạy bén, tâm thế chủ động trong kinh doanh, bà Huỳnh Bích Ngọc là một trong nữ doanh nhân có tầm ảnh hưởng tại Việt Nam.

Bà Huỳnh Bích Ngọc.

Bà Huỳnh Bích Ngọc.

Từ xuất phát điểm là cơ sở sản xuất cồn có vốn điều lệ 100 triệu đồng, 20 cán bộ nhân viên vào năm 1979, đến nay TTC là tập đoàn đầu tư đa ngành, hoạt động trong các lĩnh vực: Nông nghiệp, năng lượng, bất động sản, bất động sản công nghiệp, du lịch, giáo dục, cùng 120 đơn vị trực thuộc trong nhiều ngành nghề khác, như thương mại, logistics, xây dựng, kết cấu thép, y tế… Hệ sinh thái của TTC mang đậm dấu ấn của hai nhà sáng lập ông Đặng Văn Thành và bà Huỳnh Bích Ngọc. 

Nếu như ông Đặng Văn Thành được giới đầu tư biết đến về tầm nhìn chiến lược, nhãn quan kinh doanh, thì bà Huỳnh Bích Ngọc - Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Giám đốc Tập đoàn TTC cùng sự nhạy bén và tâm thế chủ động trong kinh doanh đã song hành cùng chồng trong suốt chặng đường phát triển của TTC cũng như các đơn vị thành viên. 

Bà Huỳnh Bích Ngọc cũng là mẫu người truyền cảm hứng cho nhiều nữ doanh nhân, vừa quyết đoán, vừa mềm dẻo trong quyết sách kinh doanh và với cán bộ nhân viên. Đồng thời, bà còn là nữ doanh nhân cân bằng được cuộc sống gia đình, hướng con cái nối nghiệp thành công và “giữ lửa” cho mái ấm.

Hoài bão lớn cùng ngành Nông nghiệp Việt Nam

Trên cương vị là một trong những lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp mía đường đầu ngành là Công ty CP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS; HOSE: SBT), bà đã có nhiều đóng góp tích cực cho ngành đường Việt Nam. 

TTC AgriS đang dẫn đầu ngành mía đường Việt Nam với 46% thị phần nội địa, cũng như hiện diện trên 50 thị trường xuất khẩu quốc tế, hơn 71.000 ha diện tích vùng nguyên liệu tại 4 nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Úc. Tự hào là doanh nghiệp nông nghiệp đa quốc gia hàng đầu Việt Nam sở hữu danh mục sản phẩm đa dạng với hơn 88 dòng sản phẩm đường (trong đó có 6 sản phẩm đường organic đạt chuẩn EU và USDA), 19 sản phẩm cạnh đường và sau đường, 8 sản phẩm nước uống từ mía và nước tinh khiết, đặc biệt là sự xuất hiện mới của 47 sản phẩm từ dừa (Cocoxim, Momcooks,…) và 21 sản phẩm khác (điện mặt trời, chuối già Nam Mỹ Smiley, chuối Dole xuất khẩu,…). TTC AgriS cam kết cung cấp các sản phẩm năng lượng có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng và đem lại giá trị bền vững cho xã hội.

TTC AgriS, ASIF Foundation và Hội LHTN Việt Nam TP.HCM ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác sửa chữa và xây mới 50 công trình cộng đồng trường học đạt chuẩn trên địa bàn TP.HCM và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

TTC AgriS, ASIF Foundation và Hội LHTN Việt Nam TP.HCM ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác sửa chữa và xây mới 50 công trình cộng đồng trường học đạt chuẩn trên địa bàn TP.HCM và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo định hướng chiến lược phát triển của công ty đến 2025 và tầm nhìn đến 2030, TTC AgriS đặt mục tiêu doanh thu 60.000 tỷ đồng vào năm 2030 và tăng cường sự hiện diện tại thị trường F&B toàn cầu đầy tiềm năng. Trên cơ sở chiến lược kinh doanh đúng đắn của bà Huỳnh Bích Ngọc trong vai trò Chủ tịch HĐQT, cùng sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ nhân sự, TTC AgriS liên tiếp nhận được sự đánh giá cao từ các tổ chức uy tín về hoạt động quản trị. 

Đảm nhận những vị trí then chốt ngành Bất động sản

Bà Huỳnh Bích Ngọc được bầu làm Chủ tịch HĐQT TTC Land kể từ ngày 25/4/2022. Trước đó, trong khoảng thời gian dài, từ năm 2010 - 2019, bà đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT TTC Land. Đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT TTC Land trong bối cảnh thị trường bất động sản bước vào giai đoạn khó khăn với các chính sách thắt chặt về tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp cũng như rào cản trong việc thực thi các thủ tục pháp lý, tuy nhiên, trong 2 năm nắm giữ cương vị chủ chốt, bà Huỳnh Bích Ngọc đã góp phần giúp TTC Land đạt được những thành tựu nhất định.

Cụ thể, năm 2022, TTC Land khai trương Trung tâm thương mại TTC Plaza Đức Trọng tại tỉnh Lâm Đồng với tổng diện tích sàn hơn 12.000m2. Đồng thời, ký kết hợp tác chiến lược cùng chủ đầu tư, Công ty CP Toàn Hải Vân (TTC Phú Quốc) cho dự án Phố Thương mại Selashine thuộc Khu phức hợp Selavia quy mô lên đến 300 ha, tại Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

TTC Land đã nỗ lực đàm phán, làm việc với Aeon Mall Việt Nam để ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác thuê tổng khối thương mại tại dự án TTC Plaza Đà Nẵng.

TTC Land đã nỗ lực đàm phán, làm việc với Aeon Mall Việt Nam để ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác thuê tổng khối thương mại tại dự án TTC Plaza Đà Nẵng.

Năm 2023, trong bối cảnh chung thị trường bất động sản không mấy thuận lợi, dưới sự lãnh đạo quyết liệt của những người đứng đầu, trong đó phải kể đến Chủ tịch HĐQT, TTC Land đã tạo ra bước đột phá trong việc áp dụng các biện pháp tái cấu trúc mạnh mẽ. Theo đó, TTC Land đã đạt được những bước tiến lớn trong việc hoàn thiện công tác pháp lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho 431 cư dân hiện hữu từ các dự án Carillon 3, Jamona Heights,… cùng với hoạt động cho thuê sàn thương mại với tỷ lệ lấp đầy trên 80% là một lợi thế vững vàng mang tới cho TTC Land nguồn thu ổn định. Một trong những điểm sáng trong năm 2023 phải kể đến việc TTC Land đã nỗ lực đàm phán, làm việc với Aeon Mall Việt Nam để ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác thuê tổng khối thương mại tại dự án TTC Plaza Đà Nẵng, kết hợp với đó là sự đồng hành từ BIDV trong việc tài trợ phát triển dự án và tổng thầu Coteccons tiến hành khởi công dự án vào đầu năm 2024.

Chung tay thực hiện trách nhiệm xã hội

Ở vai trò là Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Giám đốc Tập đoàn TTC, bà Huỳnh Bích Ngọc cho biết, một trong những giá trị cốt lõi của TTC chính là trách nhiệm đối với các cổ đông, nhà đầu tư, đối tác, khách hàng. “Bên cạnh đó, TTC luôn đặt nền tảng phát triển bền vững của doanh nghiệp gắn liền với việc phải không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời đảm bảo phát triển bền vững, hài hòa giữa chiến lược kinh doanh và trách nhiệm xã hội”, bà Huỳnh Bích Ngọc khẳng định.

Các đơn vị thành viên của Tập đoàn TTC đồng hành hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân khu vực nguồn nước bị xâm nhập mặn tại tỉnh Tiền Giang và tỉnh Long An vào ngày 9 và 10/4/2024 vừa qua.

Các đơn vị thành viên của Tập đoàn TTC đồng hành hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân khu vực nguồn nước bị xâm nhập mặn tại tỉnh Tiền Giang và tỉnh Long An vào ngày 9 và 10/4/2024 vừa qua.

Quỹ từ thiện Thành Ngọc do Tập đoàn TTC sáng lập cũng xuất phát từ tâm niệm của vợ chồng bà Huỳnh Bích Ngọc. Ước mong của bà đó chính là chung tay giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn để họ có thêm ý chí, nghị lực, niềm tin để vượt qua những nghịch cảnh trong cuộc sống. Hơn 4 thập kỷ qua, TTC đã thực hiện nhiều hoạt động thiết thực như Trao học bổng “TTC - Nâng bước thành công” được tổ chức tại tỉnh Bến Tre liên tục gần 40 năm liền; Ngày hội hiến máu tự nguyện “Niềm vui từ lòng nhân ái” được tổ chức liên tục trong gần 15 năm liền; Chương trình “Áo trắng yêu thương cùng em đến trường”; Tài trợ thẻ Bảo hiểm y tế; Trao tặng phương tiện sinh kế; Tài trợ nhà tình nghĩa, nhà tình thương; Tài trợ học bổng cho sinh viên nghèo hiếu học; Xây cầu giao thông nông thôn; Chương trình “Cùng TTC - Mát lòng mùa nắng hạn” hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân khu vực nguồn nước bị xâm nhập mặn,… Và rất nhiều hoạt động ý nghĩa khác.

Ước mong của bà Huỳnh Bích Ngọc đó chính là chung tay giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn để họ có thêm ý chí, nghị lực, niềm tin để vượt qua những nghịch cảnh trong cuộc sống.

Ước mong của bà Huỳnh Bích Ngọc đó chính là chung tay giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn để họ có thêm ý chí, nghị lực, niềm tin để vượt qua những nghịch cảnh trong cuộc sống.

Được biết, tháng 7 tới đây, TTC sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm ngày hình thành Tập đoàn (28/7/1979 - 28/7/2024), đánh dấu chặng đường gần 5 thập kỷ hoạt động, vững vàng trên hành trình “Vì cộng đồng, phát triển địa phương”.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm