| Hotline: 0983.970.780

TTC AgriS đồng hành cùng nông dân phát triển bền vững vùng nguyên liệu

Thứ Hai 30/01/2023 , 10:19 (GMT+7)

Với chiến lược phát triển bền vững cùng nông dân Việt Nam, TTC AgriS đã chủ động tìm hướng đi mới nhằm củng cố và phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất mía đường.

Bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh ngành mía đường trong nước niên độ 2021 - 2022 vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức do tác động của nhiều yếu tố vĩ mô, vi mô trong và ngoài nước, với định hướng chiến lược phát triển bền vững cùng nông dân Việt Nam, trong niên độ 2022/23, Công ty Cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa (TTC AgriS, HOSE: SBT) đã chủ động tìm hướng đi mới nhằm củng cố và phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất mía đường, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh cây trồng ngày càng gia tăng tại các địa phương.

Tính đến ngày 30/9/2022, ngành đường Việt Nam đã hoàn thành vụ thu hoạch 2021-2022. Lũy kế đến kết thúc vụ, toàn ngành đã ép được 7,5 triệu tấn mía, sản xuất gần 747.000 tấn đường, chỉ đáp ứng được 37% nhu cầu trong nước với sản lượng tiêu thụ ước tính lên đến gần 2 triệu tấn/năm. Tuy vậy, giá thu mua mía trong niên độ 2021-2022 cũng tăng lên mức cao kỷ lục, đạt mức từ 1,16-1,22 triệu đồng/tấn mía tươi sạch 10 chữ đường khiến người nông dân phấn khởi, an tâm phát triển vùng nguyên liệu. Điển hình như TTC AgriS, với chính sách thu mua mía tốt cùng với các hoạt động đồng hành sát sao với người nông dân đã giúp sản lượng mía đạt 2,75 triệu tấn, tăng 28% so với cùng kỳ. 

Nhiều chính sách hợp lý thu hút nông dân trồng mía

TTC AgriS đã chủ động xây dựng vùng sản xuất mía đường tập trung, có chính sách khuyến khích người dân áp dụng cơ giới hóa, cải thiện giống mía và quy trình canh tác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản xuất mía, điều chỉnh tăng giá thu mua mía tại ruộng trên phương tiện vận chuyển,… để khuyến khích nông dân đầu tư phát triển diện tích, sản lượng canh tác. TTC AgriS cũng đầu tư nghiêm túc cho công nghệ nhằm tối ưu hóa quy mô, đa dạng hóa sản phẩm từ cây mía và các sản phẩm giá trị gia tăng từ chuỗi giá trị cây mía. 

Nhằm kết nối người nông dân có nhu cầu và năng lực sản xuất mía với các chủ thể có quỹ đất tốt đang có nhu cầu hợp tác sản xuất nông nghiệp, TTC AgriS đã và đang đóng vai trò trung gian kết nối giữa các chủ thể này thông qua chương trình "Ngân hàng đất đai". Trên những cánh đồng lớn này, TTC AgriS và người nông dân đã áp dụng các giải pháp cơ giới hóa đồng bộ từ trồng, chăm sóc đến thu hoạch, mang lại kết quả sản xuất tốt và hạ giá thành, giúp nâng cao hiệu quả cây mía cũng như lợi nhuận của người trồng mía.

Các khoản trả trước ngắn hạn, dài hạn (đầu tư vốn) cho nông dân trồng mía của TTC AgriS trong niên vụ 2021-2022 tăng gấp đôi so với mức đầu tư trung bình của các năm trước đó. Khoản đầu tư này nhằm mục đích hỗ trợ nông dân về chi phí canh tác, đầu tư giống mía, phân bón, giải pháp bảo vệ thực vật về sâu, bệnh hại, máy móc thiết bị, cải tạo cơ sở hạ tầng để chuẩn bị cho niên vụ 2022-2023 nhằm mở rộng diện tích canh tác mía và giảm thiểu ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt tới vùng nguyên liệu.

Mức đầu tư cho nông dân trồng mía của TTC AgriS

(Nguồn: FPTS tổng hợp)

Để giúp nông dân yên tâm đầu tư, gắn bó với cây mía, TTC AgriS thông báo chính sách bảo hiểm giá mía trong 03 vụ liên tiếp, trong đó giá bảo hiểm vụ thu hoạch 2022-2023 lên đến 980.000 đồng/tấn mía sạch 10 CCS tại ruộng, tuỳ theo khu vực. Đây là mức giá tối thiểu mà Công ty cam kết, tuỳ vào tình hình thị trường Công ty có thể điều chỉnh thu mua mía với giá cao hơn, bảo đảm lợi nhuận cho người nông dân, với quan điểm xuyên suốt “Nông dân có lãi – Nhà máy có lời”.

Phát triển ngành mía đường hiện đại, bền vững

Luôn kiên định trên hành trình phát triển bền vững khi xây dựng chiến lược kinh doanh “xanh” làm nền tảng phát triển, TTC AgriS ý thức rất rõ việc doanh nghiệp cần phải đồng hành cùng người nông dân để phát triển vùng nguyên liệu mới là giải pháp dài hạn để phát triển bền vững ngành mía đường. Nhằm khuyến khích nông dân phát triển diện tích trồng mía và sản xuất theo hướng công nghệ cao, thời gian qua, TTC AgriS tích cực tư vấn, hỗ trợ nhiều chính sách hợp lý, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại. Sau một thời gian đi vào hoạt động, những mô hình này đã từng bước khẳng định được tính ưu việt trong canh tác, góp phần nâng cao giá trị cây mía, đồng thời mở ra hướng phát triển mới cho người nông dân.

Diện tích vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp mía đường tại Việt Nam (Nguồn: Agromonitor, BCTN, FPTS tổng hợp).

Diện tích vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp mía đường tại Việt Nam (Nguồn: Agromonitor, BCTN, FPTS tổng hợp).

Hiện TTC AgriS đang là doanh nghiệp mía đường sở hữu vùng nguyên liệu lớn nhất, với tổng diện tích là 68.000 ha tại Việt Nam, Úc, Lào và Campuchia. 

Trong chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025, tháng 8/2022 vừa qua, sau thời gian nghiên cứu của đội ngũ nhân sự giàu chuyên môn, TTC AgriS đã nhận thấy tiềm năng của bang Queensland, Úc về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và giá trị kinh tế, chính vì vậy, Công ty đã quyết định đầu tư và sở hữu thành công hơn 1.200 ha tại Tully, bang Queensland, Úc và tiếp tục bám sát mục tiêu chiến lược với định hướng mở rộng phạm vi vùng nguyên liệu khác của bang Queensland, đặt mục tiêu đạt 5.000 ha trong niên độ 2022-2023, tiến tới hoàn thành chiến lược trong vòng 3 năm tới đạt mục tiêu 20.000 ha tại Úc.

Không dừng lại ở đó, TTC AgriS còn ký kết hợp tác cùng Công ty tư vấn nông học Farmacist, có trụ sở tại bang Queensland, Úc, nơi mà TTC AgiS xác định là vùng nguyên liệu chiến lược trong chiến lược phát triển của mình. Các hoạt động hợp tác giữa TTC AgriS và Farmacist đã và đang được triển khai dài hạn trong thời gian tới, không chỉ cung cấp giải pháp nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất mà còn tăng cường trao đổi chuyển giao công nghệ và thực hiện các chương trình Đào tạo quốc tế bài bản cho đội ngũ quản lý nông nghiệp chủ chốt, có tri thức và năng lực công nghệ đầu ngành để làm chủ hệ thống. Riêng với vùng nguyên liệu mới của TTC AgriS tại Tully, bang Queensland, Úc, đối tác Farmacist sẽ chú trọng thực hiện hoạt động thúc đẩy khuyến nông, tư vấn nông học để canh tác chính xác dựa trên các mô hình thử nghiệm (Demo Farm) sẽ xây dựng.

TTC AgriS ký kết thỏa thuận hợp tác với đối tác Famacist, đặt mục tiêu sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu tại Úc lên 20.000 hecta, ứng dụng công nghệ canh tác số trên nền tảng quản trị FRM (Farmer Relationship Management)

TTC AgriS ký kết thỏa thuận hợp tác với đối tác Famacist, đặt mục tiêu sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu tại Úc lên 20.000 hecta, ứng dụng công nghệ canh tác số trên nền tảng quản trị FRM (Farmer Relationship Management)

Số hóa chuỗi giá trị cây mía bền vững cùng nông dân

Tiếp nối chặng đường đồng hành cùng người nông dân để kiến tạo nền nông nghiệp bền vững hiện đại 4.0, TTC AgriS đã và đang quyết liệt phát triển các giải pháp công nghệ số vào quản lý sản xuất nông nghiệp thông qua nền tảng quản trị FRM (Farmer Relationship Management). Các sản phẩm đường mía do TTC AgriS sản xuất, chế biến đạt các tiêu chuẩn chất lượng cao, được chứng nhận bởi các tổ chức uy tín trong và ngoài nước, đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng của tất cả các ngành sản xuất như bánh kẹo, nước giải khát cao cấp. Bên cạnh đó, TTC AgiS cũng đang là đối tác quan trọng đảm bảo đủ nguồn cung ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, cung ứng cho hàng trăm triệu người dùng tại thị trường trong nước và quốc tế.

Song song với ứng dụng quản trị nông nghiệp hiện hữu FRM, Công ty cũng vừa cho go-live ứng dụng DigiFarm để nâng cấp công nghệ canh tác số trên “hệ thống số lõi” Oracle Cloud ERP với con người TTC AgriS làm chủ, thông qua việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây để thu thập và phân tích thông tin canh tác.

Các tính năng Soil map, Yield map, Blockchain in Agro, Vendor portal, ePayment được phát triển trên nền tảng DigiFarm và Agro apps sẽ bổ trợ cho chuỗi quản trị đồng bộ xuyên suốt của TTC AgriS thông qua việc toàn diện và tinh giản quy trình quản lý canh tác, đầu tư và nghiệm thu giữa Nhà đầu tư - Cán bộ nông vụ - Doanh nông. Đây cũng là phương tiện gắn kết chặt chẽ - kịp thời - liên tục giữa Nhà máy với Cộng đồng người trồng mía của TTC AgriS.

TTC AgriS DigiFarm bao gồm hai ứng dụng chuyên chính và thân thiện với người dùng: AgriS và AgriS Farmer.

TTC AgriS DigiFarm bao gồm hai ứng dụng chuyên chính và thân thiện với người dùng: AgriS và AgriS Farmer.

Ứng dụng này được xem là công cụ để TTC AgriS số hóa chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững cùng người nông dân trên từng chặng đường phát triển, tạo sự kết nối chặt chẽ giữa TTC AgriS với Khách hàng, Đối tác và thực thi chiến lược xây dựng vùng nguyên liệu bền vững. TTC AgriS cũng là doanh nghiệp nông nghiệp tiên phong dẫn đầu công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển chung Cộng đồng.

Là một trong những doanh nghiệp nông nghiệp dẫn đầu tại Việt Nam, đối với ngành mía đường, TTC AgriS luôn theo sát sứ mệnh “Phát triển bền vững cùng cây mía Việt Nam”, theo đó, theo sát chiến lược phát triển, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng cây mía và tăng hiệu quả sản xuất bằng cơ giới hóa, bên cạnh đó luôn chủ động hội nhập những giá trị mới, phù hợp với bối cảnh thị trường cũng như gắn kết mật thiết với người nông dân để tạo ra những giá trị tốt nhất.

Xem thêm
Rau quả Việt Nam có cơ hội ở Thụy Điển nhờ khác biệt mùa vụ

Thụy Điển là thị trường có tiềm năng lớn với rau quả Việt Nam, do thị trường này nhập khẩu rau quả với khối lượng lớn và sự khác biệt về mùa vụ.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Dabaco đạt lợi nhuận trước thuế 857 tỷ đồng

Công ty Cổ phẩn Tập đoàn Dabaco Việt Nam cho biết, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Tập đoàn năm 2024 ước đạt 857 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm.

Hà Nội sắp khởi công hai cầu vượt sông Hồng số vốn 30.000 tỷ đồng

Hai cầu Tứ Liên và Ngọc Hồi bắc qua sông Hồng sẽ khởi công năm 2025, tổng đầu tư 30.000 tỷ đồng.