| Hotline: 0983.970.780

Chàng trai 9X mang biển đảo về đất liền

Thứ Năm 10/04/2014 , 10:25 (GMT+7)

Nguyên Bảo - Đội trưởng Đội Văn nghệ Xung kích Học viện Báo chí và Tuyên truyền được đông đảo học sinh, sinh viên khắp các trường biết đến trong vai trò tuyên truyền viên tiêu biểu về biển, đảo.

Hành trình mang nhiều tâm huyết và sự nỗ lực không mệt mỏi của Nguyên Bảo như một sự tiếp lực cho tình yêu, ý thức trách nhiệm của giới trẻ đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền, an ninh khu vực biên giới biển, đảo Tổ quốc.

Hành trình về với biển đảo quê hương

Gặp em tại buổi triển lãm "Thầy trò và Trường Sa", chàng trai đến từ vùng biển Phú Yên tâm sự: “Trên Tổ quốc mình, bất cứ mảnh đất nào, con người nào cũng đều mang đến cho em nguồn cảm hứng bất tận, mãnh liệt, đều gây dựng trong em niềm tin sâu sắc. Em là người con của thành phố biển, sinh ra bên biển, lớn lên cùng biển. Đảo là nơi vươn xa nhất của Tổ quốc, chắn sóng chắn gió cho Tổ quốc. Đảo là nhà, biển cả là quê hương. Nhà và quê hương thì sao không yêu và không nhớ? “


Một bức ảnh trong triển lãm ảnh “ Thầy trò và Trường Sa”

Có lẽ vậy mà những ngày tháng là sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền, Kim Nguyên Bảo luôn nung nấu quyết tâm một ngày nào đó sẽ được ra thăm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. May mắn biết được thông tin TW Đoàn tổ chức thi tuyển thanh niên tiêu biểu ra thăm Trường Sa, Nguyên Bảo lập tức đăng kí tham dự.

Bằng sự nỗ lực hết mình Bảo đã lọt vào danh sách 10 đại biểu thanh niên ưu tú đại diện cho thanh niên cả nước tham gia “Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương 2013”.

Nguyên Bảo lên đường với hành trang là sự chân thành và tình yêu dạt dào dành cho Tổ quốc và dành cho biển đảo.

Trở về đất liền, những kỉ niệm về Trường Sa, về con tàu HQ 996 gắn bó 12 ngày đêm vẫn in sâu trong Bảo. Những ngày tháng quên đi âu lo, chỉ có đêm, có ngày, có biển… Những đảo nổi, đảo chìm, những tiếng cười của học sinh ở Trường Sa, những chiến sĩ vất vả, những ngôi mộ liệt sĩ ở Nam Yết… như một cuốn phim chậm, mỗi lần ùa về lại khiến chàng trai trẻ bật khóc... Cùng với nỗi nhớ biển đảo, sự tiếc nuối khi kết thúc một hành trình, Bảo cũng sẵn sàng để bắt đầu cho sứ mệnh hậu hành trình, đó là viết, là kể về Trường Sa cho mọi người.

Lời hứa với biển

Ngay sau khi trở về, Nguyên Bảo nhanh chóng bắt tay thực hiện đúng những lời hứa của mình với biển đảo. Bảo đã có nhiều bài viết, bài tâm sự, trả lời phỏng vấn về chuyến đi rồi gửi thông điệp cho mọi người – tức là sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng để nhân rộng tình yêu biển đảo. 


 Nguyên Bảo trên đảo Trường Sa

Vốn là một 9X năng động, Bảo còn tận dụng mạng xã hội facebook để định kì đưa thông tin và những cuộc thi hướng về đảo cho mọi người cùng chia sẻ. Nguyên Bảo còn tổ chức thành công một số buổi nói chuyện với các bạn sinh viên, kể những câu chuyện do chính mình góp nhặt và cổ vũ các bạn niềm tự hào cũng như cách thể hiện lòng yêu nước, ý thức chủ quyền sâu sắc và tỉnh táo nhất.

Với vai trò Đội trưởng Đội Văn nghệ Xung kích Học viện Báo chí Tuyên truyền, Bảo cùng các bạn đã dàn dựng và tham gia biểu diễn Nhạc hội Tổ quốc nhìn từ Biển trong khuôn khổ “Tuần lễ Tuổi trẻ Học viện Báo chí và Tuyên truyền hướng về biển đảo quê hương” và “Hội trại Từ Điện Biên Phủ đến Biển đảo quê hương 2014” .

Đặc biệt là triển lãm ảnh “Thầy trò và Trường Sa” của Kim Nguyên Bảo thực sự để lại rất nhiều cảm xúc. Triển lãm trưng bày 50 bức ảnh tiêu biểu trong số hàng trăm bức ảnh từ năm 2011 của PGS.TS Phạm Minh Sơn – Trưởng khoa Quan hệ Quốc tế và của sinh viên Bùi Nguyên Bảo trong chuyên thăm quân dân quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 năm 2013.

Bảo tâm sự: “Trong hàng ngàn bức ảnh, chọn vài chục tấm để triển lãm là rất khó khăn, mà em không phải người có kỹ thuật chụp ảnh, sợ nhất là ảnh xấu, ảnh thiếu chân thực. Nhưng khi được mọi người khen ảnh chân thực, có hồn, em rất vui”.

Triển lãm “Thầy trò và Trường Sa”, thu hút được sự tham gia của đông đảo thầy cô, các bạn sinh viên cũng chính bởi sự chân thành đó. Mặc dù thời tiết lạnh có mưa rào rất lâu, vùng đất triển lãm ẩm ướt khiến công tác chuẩn bị và xem triển lãm gặp không ít khó khăn nhưng hình ảnh những bạn trẻ mặc gió, mặc mưa chăm chú lật từng tấm vải che tranh để ngắm nhìn ảnh thật sự gây nhiều xúc động. Trời tối, nhưng đông đảo các bạn sinh viên vẫn dùng điện thoại soi đèn chăm chú đọc từng chú thích.

Hướng về Trường Sa là việc mà Nguyên Bảo đã, đang và sẽ làm. Trong tương lai, Bảo đang ấp ủ nhiều dự định mới mẻ để mang biển đảo đến gần với mọi người hơn. Nguyên Bảo chia sẻ: “Em vẫn sẽ tích cực tham gia và hưởng ứng các hoạt động về Trường Sa, Hoàng Sa, DK1. Trong đó, em chú trọng đến việc cung cấp thông tin rộng mở, định hướng sự tỉnh táo cho các bạn trẻ. Em đang ấp ủ những ý tưởng thiết thực hơn cho Trường Sa, như  Nước ngọt cho Trường Sa, Rau xanh cho Trường Sa… và em hi vọng sẽ có ngày càng đông các bạn trẻ dấn thân vào cuộc hành trình này”.

Xem thêm
Lật mặt 7 chạm mốc hơn 60 tỷ sau 2 ngày công chiếu

Sau hai ngày công chiếu, tính cả những suất chiếu sớm, phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' đã thu về hơn 60 tỷ đồng, vượt xa phim Mai của Trấn Thành.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

HLV Hoàng Anh Tuấn chia tay U23 Việt Nam để nhường ghế cho HLV ngoại

HLV Hoàng Anh Tuấn kết thúc nhiệm vụ dẫn dắt tạm quyền đội U23 Việt Nam sau vòng chung kết U23 châu Á tại Qatar.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm