| Hotline: 0983.970.780

Chế biến chè ô long theo gu người Việt

Chủ Nhật 23/05/2021 , 08:00 (GMT+7)

Từ giống chè được sử dụng làm chè ô long giá hàng triệu đồng một kilogram, hợp tác xã Sử Anh ở Yên Sơn, Tuyên Quang đã 'Việt hóa" để hợp với thị trường.

Nằm ở rìa TP. Tuyên Quang, cách trung tâm thành phố chừng nửa tiếng chạy xe, hợp tác xã Sử Anh hiện cho nhân rộng giống chè có xuất xứ Đài Loan, vốn được sử dụng để làm chè ô long. Đây là giống chè có chất lượng cao, vị thơm nhẹ, và phù hợp với thổ nhưỡng tỉnh.

Theo anh Nguyễn Công Sử, chủ hợp tác xã, chè ô long thành phẩm đã được khử vị chát. Đây là điều chưa phù hợp với đại bộ phận người tiêu dùng Việt Nam, vốn quen với vị chát của những thương hiệu nổi tiếng như chè Tân Cương, Thái Nguyên.

Để mang một sản phẩm cao cấp tới gần hơn với người dùng, hợp tác xã Sử Anh đã nhập toàn bộ giống chè, vốn được dùng để sản xuất chè ô long. Tuy nhiên, trong công đoạn chế biến, hợp tác xã của anh Sử giữ nguyên cách làm như của chè truyền thống để không làm mất đi chất tanin - yếu tố gây vị chát đặc trưng.

Toàn bộ quy trình sản xuất chè được hợp tác xã Sử Anh đầu tư trang thiết bị hiện đại. Trong đó, riêng máy diệt men và lên hương chè này được hợp tác xã mua với giá khoảng 100 triệu đồng. Công dụng của máy là giữ cho quá trình diệt men được ở nhiệt độ ổn định, tránh hiện tượng quá hoặc thiếu lửa so với việc đốt củi truyền thống.

Bên cạnh công nghệ, yếu tố đầu vào cũng được hợp tác xã Sử Anh đặc biệt quan tâm. Theo anh Sử, trước khi thu hoạch, anh thường dặn công nhân phải chờ vài ba ngày nắng to, tránh cho chè bị nhạt. Chè sau khi được hái phải mang về xưởng sản xuất trong vòng vài ba tiếng, để lá chè không bị dập, nát.

Sản phẩm chè Ngọc Thúy của hợp tác xã hoàn toàn được hái bằng tay, theo đúng chuẩn "một tôm hai lá". Đây là phần ngọn, tươi và non nhất của cây chè. Để đảm bảo chất lượng, hợp tác xã Sử Anh đã mở nhiều phân xưởng, sát vùng nguyên liệu, để đảm bảo tiến độ chế biến.

So với chè ô long có xuất xứ từ Trung Quốc, chè Ngọc Thúy của hợp tác xã Sử Anh dễ tiếp cận hơn về giá. Đặc biệt, chè vẫn giữ vị chát đặc trưng theo gu của người Việt. Sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao của tỉnh Tuyên Quang.

Xem thêm
Hàng trăm thú cưng 'đọ dáng' tại Sa Đéc

Kiểm soát an toàn thực phẩm bằng liên kết chuỗi. Bắc Kạn: Gấp rút hoàn thành 25 căn nhà cho người dân vùng sạt lở. Hà Nội: Biến cỏ tế thành sản phẩm thủ công bắt mắt. Hàng trăm thú cưng 'đọ dáng' tại Sa Đéc - Đồng Tháp.

Thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc với khoảng 1,4 tỷ dân có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thịt lên tới gần 400 tỷ USD/năm. Động vật, các sản phẩm động vật của Việt Nam như sữa, tổ yến, thịt lợn… đều có cơ hội rất lớn xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, Trung Quốc lại là một thị trường khó tính, với các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, kiểm dịch và đặc biệt là chất lượng, cùng theo dõi cuộc trò chuyện của Báo Nông nghiệp Việt Nam về vấn đề này.

Nhiệm kỳ IV Vinafruit - Cùng ngành rau quả vượt sóng lớn, đạt thành tích cao

Nhiệm kỳ IV, Vinafruit đối mặt với những khó khăn chưa từng có, nhưng Hiệp hội đã đồng hành cùng ngành rau quả đạt thành tích vượt bậc về xuất khẩu rau quả.

3.000 chậu địa lan sắp đưa đi tiêu thụ

Thời điểm này, 3.000 chậu địa lan của gia đình anh Đặng Văn Hưng ở TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã nở hoa đều và đẹp, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của thị trường dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.