| Hotline: 0983.970.780

Chế phẩm sinh học WEHG đồng hành cùng lúa hữu cơ

Thứ Ba 14/09/2021 , 14:27 (GMT+7)

Nhiều năm qua, An Giang xác định sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một trong những chiến lược quan trọng nhằm nâng cao giá trị nông sản, đưa nông nghiệp phát triển bền vững.

Sản xuất lúa hữu cơ ở An Giang. Ảnh: Lê Bảo Yến.

Sản xuất lúa hữu cơ ở An Giang. Ảnh: Lê Bảo Yến.

Mỗi năm, An Giang có 637.228 ha sản xuất lúa 3 vụ, đạt sản lượng khoảng 4 triệu tấn. Trong phương pháp canh tác, hiện đa số nông dân sản xuất còn theo phương pháp truyền thống, lạm dụng phân hóa học, sử dụng nhiều loại hóa chất trong phòng trị sâu bệnh.

Nhằm giải quyết những thách thức trên, việc chuyển dịch sản xuất nông nghiệp truyền thống sang an toàn, hướng tới sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ là yêu cầu cần thiết. 

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, An Giang đang xây dựng Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 nhằm từng bước xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản hữu cơ, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững.

Ông Văn Thanh Bình, ở ấp Phú Hòa, xã Tây Phú, huyện Thoại Sơn (An Giang) làm 5 ha lúa giống OM 9582 cho biết: Nhiều năm nay, ông sử dụng chế phẩm sinh học WEHG cho cây lúa có kết quả rất hài lòng vì lúa ít sâu bệnh, cuối vụ cho năng suất cao.

Riêng vụ lúa hè thu vừa rồi, nhờ sử dụng chế phẩm sinh học WEHG, giúp lá lúa to, xanh và dày, tăng khả năng đẻ nhánh hữu hiệu, hỗ trợ cây quang hợp tốt. Đặc biệt khi lúa đang trỗ, dù gặp mưa gió nhưng cây vẫn không bị đổ ngã, do bộ rễ lúa bám rất sâu vào đất.

Vụ lúa hè thu vừa qua, lúa của gia đình ông Bình đạt năng suất 900 kg/công, tuy giá bán không cao như cùng kỳ năm 2020, nhưng sau khi trừ hết chi phí ông lãi còn 1,5 - 1,6 triệu đồng/công, so ra thu nhập cao hơn các hộ làm lúa lân cận từ 300 - 400 ngàn đồng/công.  

Sử dụng phân sinh học WEHG, giúp lá lúa to, xanh và dày, tăng khả năng đẻ nhánh hữu hiệu, hỗ trợ cây quang hợp tốt. Ảnh: Lê Bảo Yến.

Sử dụng phân sinh học WEHG, giúp lá lúa to, xanh và dày, tăng khả năng đẻ nhánh hữu hiệu, hỗ trợ cây quang hợp tốt. Ảnh: Lê Bảo Yến.

Còn anh Đỗ Chí Nam, canh tác 3ha lúa ở xã Phú Thành, huyện Phú Tân (An Giang) cho biết: Trước kia, anh sản xuất lúa theo truyền thống, sử dụng nhiều phân thuốc hóa học, chi phí tăng gần 2 triệu đồng/công ở vụ lúa hè thu, còn vụ thu đông phải tầm 1,6 - 1,7 triệu đồng/công. Khi sử dụng phân sinh học WEHG, vụ lúa hè thu đã giảm được chi phí đầu tư từ 30 - 40% so với trước.

Anh Nam nói: Mỗi can chế phẩm phân sinh học WEHG có thể tích 1 lít xịt được 2.000 m2, với nhiều ưu điểm vượt trội như: Nuôi thiên địch, tẩy được chất độc trong đất, cải tạo chất hữu cơ trong đất, lúa ít sâu bệnh… Ngoài ra, chế phẩm sinh học này không gây độc hại cho con người, thân thiện với môi trường và nâng cao chất lượng nông sản.

Ông Nguyễn Sỹ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết: An Giang phấn đấu đến 2025 sẽ có 350 ha lúa sản xuất hữu cơ đạt theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Trước nhất là hình thành vùng sản xuất các sản phẩm hữu cơ và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản hữu cơ phục vụ nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Từng bước xây dựng thương hiệu nông sản hữu cơ của tỉnh, góp phần ổn định đời sống, thu nhập cho nông dân. Tạo nguồn sản phẩm, được chứng nhận đạt tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ trong nước, an toàn cho người sử dụng. Phấn đấu đưa tỉnh An Giang là một trong những địa phương trọng điểm về sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với chế biến và tiêu thụ.

Ông Nguyễn Văn Thiện, Giám đốc Công ty Cổ phần Thế giới Thông Minh (WEHG) cho biết: Thời gian qua, Bộ NN-PTNT đã có nhiều chính sách khuyến khích nông dân sử dụng sản phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp nhằm giảm dần những sản phẩm phân, thuốc hóa học để cho ra sản phẩm an toàn, chất lượng để cạnh tranh thị trường xuất khẩu.

Ông Nguyễn Văn Thiện (áo đen), Giám đốc Công ty Cổ phần Thế giới Thông Minh cùng nông dân tham quan cánh đống lúa hữu cơ ở huyện Thoại Sơn (An Giang). Ảnh: Lê Bảo Yến.

Ông Nguyễn Văn Thiện (áo đen), Giám đốc Công ty Cổ phần Thế giới Thông Minh cùng nông dân tham quan cánh đống lúa hữu cơ ở huyện Thoại Sơn (An Giang). Ảnh: Lê Bảo Yến.

Qua quá trình sử dụng chế phẩm sinh học WEHG thực tế tại nhiều địa phương trong cả nước, nhận thấy WEHG đã chứng minh sự hiệu quả mang lại cho cây trồng và được nhiều người nông dân xem như là giải pháp để sản xuất nông sản sạch đúng nghĩa, chất lượng cao với chi phí thấp.

Sử dụng chế phẩm sinh học để chăm sóc cây trồng không chỉ để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người mà còn là hành động thiết thực để xây dựng thương hiệu nông sản sạch trên thị trường trong và ngoài nước.

Trong nhiều năm qua, bà con nông dân ở ĐBSCL ứng dụng chế phẩm sinh học WEHG rộng rãi trong sản xuất lúa và nhiều loại cây trồng khác theo hướng hữu cơ đã giúp nông dân giảm thiểu việc sử dụng phân hóa học và  phun thuốc BVTV rất đáng kể.

Chế phẩm sinh học WEHG là một chế phẩm thế hệ mới của Hoa Kỳ, được nhập khẩu vào Việt Nam năm 1994. Qua nhiều năm khảo nghiệm, đã được Bộ NN-PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật mới tại Quyết định số 06-NN-KHCN/QĐ ngày 4/1/1997. Được Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) khuyến khích cả nước sử dụng phân sinh học vào sản xuất an toàn theo hướng VietGAP tại công văn số 465/TT-ĐPB ngày 14/4/2009.

    Tags:
Xem thêm
Lộc Trời ra mắt 2 sản phẩm sinh học mới

CẦN THƠ Ngành Vật tư Nông nghiệp Lộc Trời đã chính thức công bố, ra mắt hai bộ giải pháp canh tác sinh học với các sản phẩm dành riêng cho cây lúa NEMACES và ANMITE 40SC.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.