Thứ Sáu, 24/1/2025 7:22 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang chồng chéo, xung đột

Thứ Bảy 14/12/2024 , 11:18 (GMT+7)

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang xung đột giữa các quy định hiện hành và mang nặng tính hình thức.

Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá (CLSPHH) và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật (TCQC) được Quốc hội thông qua năm 2006, là những luật “gốc” có tác động đến toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam, nhất là lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm. 

Qua gần 20 năm thi hành 2 luật này, hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được nâng lên cả chất và lượng. Tuy nhiên, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản, quy định mới làm phát sinh một số hạn chế, đòi hỏi phải sửa đổi để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hiện đang tại những bất cập về quy định công bố hợp quy trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm, đặc biệt là thức ăn chăn nuôi.

Hiện đang tại những bất cập về quy định công bố hợp quy trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm, đặc biệt là thức ăn chăn nuôi.

Đối với sản xuất kinh doanh lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, tới nay, tất cả các sản phẩm thức ăn chăn nuôi trước khi lưu thông trên thị trường đều phải công bố hợp quy theo quy định Luật TCQC và Luật CLSPHH. 

Chia sẻ tại Hội thảo Một số tồn tại bất cập trong triển khai thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm diễn ra ngày 13/12 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức, ông Nguyễn Văn Tuế - Đại diện Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho rằng, thủ tục Công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi là tồn tại lớn nhất. Lý giải điều này, ông Tuế cho biết, quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi có nhiều bất cập về sự chồng chéo, xung đột giữa các quy định pháp luật hiện hành, mang nặng tính hình thức, gây tốn kém thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. 

Theo báo cáo của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, quy định hiện hành về chứng nhận cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải được cơ quan nhà nước chuyên ngành đánh giá điều kiện cơ sở vật chất, quy trình kiểm soát chất lượng và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh.

Sau khi được cấp giấy, cơ sở chịu đánh giá giám sát 2-3 năm/lần và chịu chi phí liên quan đến việc đánh giá, giám sát, đồng thời chịu sự kiểm tra, thanh tra tại nhà máy và lưu thông sản phẩm trên thị trường.

Thực tế cho thấy, chất lượng thức ăn chăn nuôi không chỉ phụ thuộc vào khâu sản xuất ban đầu mà còn liên quan đến nguyên liệu đầu vào và quá trình bảo quản. Việc nhà sản xuất được phép thay đổi nguyên liệu đầu vào tùy theo giá cả thị trường, miễn là sản phẩm cuối cùng đáp ứng các tiêu chuẩn đã công bố, đặt ra nhiều thách thức trong việc kiểm soát chất lượng một cách liên tục và toàn diện.

Do đó, cần xem xét lại vai trò của chứng nhận hợp quy trong hệ thống quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi và việc lấy mẫu tại một thời điểm không thể phản ánh đầy đủ chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình lưu thông.

Mặt khác, hiện có 2 loại hình văn bản pháp luật liên quan đến quản lý tính an toàn của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, cùng là quản lý tính an toàn sản phẩm thức ăn chăn nuôi để bảo vệ sức khoẻ vật nuôi và con người, nhưng ban hành bằng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) phải công bố hợp quy, ban hành bằng Thông tư không phải công bố hợp quy.

Ông Nguyễn Văn Tuế - Đại diện Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam (bên trái) và TS. Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (bên phải) đều kiến nghị sớm sửa đổi các quy định hiện hành về hợp quy sản phẩm nông nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Tuế - Đại diện Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam (bên trái) và TS. Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (bên phải) đều kiến nghị sớm sửa đổi các quy định hiện hành về hợp quy sản phẩm nông nghiệp.

Đặc biệt, vấn đề tăng chi phí và thời gian chờ kết quả đánh giá sẽ làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trong nước với sản phẩm nhập khẩu, ảnh hưởng trực tiếp đến giá sản phẩm chăn nuôi trong nước.

Chi phí chứng nhận hợp quy cho một sản phẩm thức ăn chăn nuôi ước tính khoảng 3 triệu đồng, với số lượng lớn các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu, tổng chi phí cho toàn ngành là rất lớn, có thể lên tới hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Doanh nghiệp sản xuất phải chờ tổ chức đến đánh giá, lấy mẫu để có kết quả (Giấy chứng nhận) nộp cho cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước cấp bản thông báo tiếp nhận hợp quy chỉ ghi nhận sự cam kết của tổ chức, cá nhân. Quy định này đang làm mất thời gian của doanh nghiệp trung bình 1-2 tháng.

TS. Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, cần phải sớm sửa đổi các quy định về hợp quy.

TS. Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, cần phải sớm sửa đổi các quy định về hợp quy.

Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, quy định hàng hóa nhập khẩu phải có dấu hợp quy và phải công bố hợp quy là chưa phù hợp. Các lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam đều phải lấy mẫu phân tích kiểm tra để công bố hợp quy, làm phát sinh chi phí, thời gian, và chậm cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam nhấn mạnh: “Việc xây dựng 2 luật là công việc rất quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến sức sản xuất, cạnh tranh, giá trị thương hiệu của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Do đó, phải khảo sát, nghiên cứu thật kỹ những tồn tại, bất cập hiện nay trong thực tế sản xuất của các ngành, lĩnh vực và những yêu cầu đòi hỏi nâng tầm chất lượng, thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam trong thời kỳ tới của phát triển và hội nhập để có sự điều chỉnh đúng, trúng và kịp thời”.

Xem thêm
Tiềm năng làm sạch đất trồng nhiễm Cadimi nhờ sức mạnh của thực vật

Một số loài cây có thể hút và lưu giữ kim loại nặng, gồm chì, Cadimi, asen… không chỉ giúp làm sạch đất ô nhiễm mà còn cho phép thu hồi các kim loại quý.

Những cánh đồng không virus ở xứ sở ngàn hoa

Nỗi ám ảnh về các loại bệnh do virus gây ra trên các vườn hoa, cây ăn trái đã được giải quyết, mang lại những mùa vụ thắng lợi cho nông dân.

Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio Hàn Quốc

Toàn Thắng Corporation và Hannam Bio sẽ hợp tác trong phát triển sản xuất vi sinh vật có lợi, tăng năng lực cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển bền vững ngành thủy sản.